Ngay trong thời hiện đại này, cụ ông Lý Thanh Vân ở Trung Quốc đã sống thọ đến 200 năm, trở thành lão nhân nổi tiếng trên thế giới. Câu chuyện của cụ từng được chia sẻ trên Thời báo New York và Tạp chí Time. Cụ cũng đã để lại bộ bí quyết trường thọ quý báu của mình cho các thế hệ sau.
Cụ Lý Thanh Vân (có nơi dịch tên cụ là Lý Khánh Viễn), là một học giả Trung Y sinh vào cuối triều đại nhà Thanh và đầu Trung Hoa Dân Quốc. Vào lúc lên trăm tuổi, cụ Lý đã được nhà nước Trung Quốc trao thưởng vì thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Trung Y của mình. Ngay cả khi đã gần 200 tuổi, cụ vẫn thường xuyên đến trường đại học để thuyết giảng, rất nhiều học giả phương Tây từ xa đều đã đến để thỉnh giáo cụ.
Cụ Lý quê ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên. Nhiều câu chuyện kể lại rằng cụ không chỉ là một học giả về Trung Y mà còn là đại sư khí công và một nhà cổ vấn chiến thuật.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tuổi thọ của cụ Lý. Các nguồn tin cho rằng năm sinh của cụ bao gồm năm 167 trước Công Nguyên (tức năm 13 nhà Tây Hán), năm 1497 sau Công nguyên (tức năm thứ 10 Hoằng Trị) và năm 1677 (tức năm 16 Khang Hy). Cho dù là sinh năm 1677, thì cụ Lý cũng đã trải qua các triều đại Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống cho đến thời kỳ đầu của Trung Hoa Dân Quốc, thọ 256 tuổi. Theo cáo phó được đăng trên tạp chí Time và The New York Times năm 1933, cụ Lý qua đời ở tuổi 256. Còn nếu năm sinh của cụ là năm 167 trước Công nguyên, thì cụ đã 2.100 tuổi.
Bản thân cụ Lý từng nói rằng cụ sinh vào năm 1736 sau Công nguyên (tức năm nhất Càn Long), vậy thì cụ cũng đã thọ gần 200 tuổi, được xem là quốc bảo rồi.
Năm 1930, Thời báo New York đưa tin, giáo sư Hu Zhong Lian (Hồ Trung Liêm), thuộc đại học Thành Đô Trung Quốc, đã phát hiện trong sử sách năm 1827 của Trung Quốc có ghi lời chúc mừng cụ Lý thọ 150 tuổi, đến năm 1877 vẫn có tài liệu ghi chúc mừng cụ tròn 200 tuổi. Năm 1928, thời báo New York có bài báo ghi rõ, những người hàng xóm của cụ Lý đều khẳng định ông và cha của họ từ nhỏ đều đã quen biết cụ, khi đó cụ đã là một người trưởng thành. Trong suốt gần 200 năm đời mình, cụ Lý có 24 người vợ và 180 người con cháu.
Cụ Lý chia sẻ rằng để sống lâu, cần phải duy trì trạng thái tâm trí bình tĩnh và thanh thản. Ngày 15/5/1933, cụ nói trong bài báo “Rùa – Bồ câu – Chó“ (Tortoise-Pigeon-Dog) đăng trên Tạp chí Time về huyền thoại và lịch sử của mình:
“Hãy duy trì trạng thái tâm tĩnh lặng, chính là ngồi như một con rùa, bước đi nhanh nhẹn như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó.”
Đây chính là bí quyết trường thọ mà cụ để lại cho thế hệ sau.
Được biết, cụ Lý bắt đầu học Đông y từ khi 10 tuổi, cụ thường đi hái lá cây thuốc trong rừng để nghiên cứu phương thuốc trường sinh bất lão. Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống.
Năm 1928, cụ Lý đã viết cuốn sách “Bí mật trường sinh bất lão”, trong đó ghi lại rằng:
Chìa khóa để trường thọ của cụ không thể tách rời khỏi khí công, và phương pháp rèn luyện cơ thể của cụ là “cương nhu kết hợp, âm dương điều hòa”.
Trong đó, cụ chia sẻ 3 bí quyết giúp cụ sống lâu và khỏe mạnh:
Đăng ký học khí công, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
Với trình độ Trung Y bất phàm, cụ đã có nhiều thành tựu phi thường trong lĩnh vực này. Cụ Lý tin rằng độ dài tuổi thọ của một người phụ thuộc vào “nguyên khí” của người đó. Con người được sinh ra và nuôi dưỡng bởi môi trường xung quanh, giống như một ngọn nến nếu được đặt trong một chiếc chụp đèn thì có thể cháy trong một thời gian dài, còn nếu để ngoài trời mưa gió thì hẳn sẽ không cháy được lâu, thậm chí sẽ nhanh chóng vụt tắt. “Nguyên khí” chính là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xunh quanh. Căn cứ vào lý luận của các bậc thầy dưỡng sinh cổ đại, cụ Lý nhấn mạnh rằng cách giữ gìn sức khỏe phải dựa trên “Từ, Kiệm, Hòa, Tĩnh”.
Từ: Nghĩa là nhân từ, yêu thương và tâm địa thiện lương. Giữ được tấm lòng nhân hậu, không làm hại đến vật hay người, có thể khiến con người chống lại mọi loại tai họa, tự nhiên đạt được sức khỏe và trường thọ.
Kiệm: Nghĩa là tiết chế, tiết kiệm, “kiệm” trong ăn uống thanh đạm có thể bồi bổ tỳ vị; “kiệm” trong ham muốn có thể tụ hợp sinh lực, tinh thần; “kiệm” trong kết bạn thì có thể chọn bạn và ít sai lầm; “kiệm” trong tửu sắc có thể thanh tâm quả dục (tâm thanh tịnh, ít ham muốn); “kiệm” trong suy nghĩ có thể tránh được phiền não; “kiệm” trong lời nói có thể nuôi dưỡng hơi thở, tránh thị phi, đàm tiếu. Cứ thế trong mọi việc, “kiệm” thêm một phần thì lợi thêm một phần.
Hòa: Chính là hài hòa, hòa nhã. Vua tôi mà “hòa” thì có thể khiến quốc gia hưng thịnh, cha con mà “hòa” thì gia trạch an vui, anh em mà “hòa” thì có thể hòa thuận, hỗ trợ nhau; vợ chồng mà “hòa” thì có thể sống vui vẻ, hòa ái; bạn bè mà “hòa” thì có thể giữ được tình nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau; cứ vậy đạt được vạn sự tường hòa.
Tĩnh: Chính là thanh tĩnh, điềm đạm, không làm việc quá sức, không suy nghĩ lung tung. Tổn thương tinh thần còn nặng nề hơn là tổn thương thể xác, “nếu tinh thần không được bảo hộ, cơ thể sẽ không được kiện khang.”
Cụ Lý nói về thói quen sinh hoạt của mình, đó là ăn đừng quá no, nếu không muốn dạ dày và ruột bị tổn thương; đừng ngủ quá lâu, nếu không muốn tinh khí tổn tán, tiêu tan. Trong gần 200 cuộc đời mình, cụ Lý không bao giờ ăn quá nhiều hoặc ngủ quá lâu.
Về sự gấp gáp thời hiện đại, lời khuyên của cụ Lý là hãy làm ngược lại. Cụ cho rằng con người hiện đại thường quá vội vàng và chắc chắn sẽ làm tổn hại đến sức khỏe. Cần giữ được việc đi lại nhanh nhẹn nhưng không vội vã, mắt đừng nhìn quá lâu, tai đừng nên quá thính, ngồi nghỉ ngơi đừng quá uể oải, nằm đừng quá độ.
Trước tình hình biến đổi khí hậu, cụ khuyên rằng khi lạnh rồi mới mặc ấm, khi nóng rồi mới giải nhiệt, đói rồi mới ăn, khát rồi mới uống, ăn nhiều lần và mỗi lần ăn ít. Ngoài ra, đừng để hỷ, nộ, ái, ố làm ảnh hưởng đến tâm trạng, cũng đừng để bị ảnh hưởng tư tưởng bởi phú quý vinh nhục, đây chính là đạo dưỡng sinh.
Cụ Lý từng nói: “Đói rét đau khổ, cha mẹ không thể chịu thay cho, già yếu bệnh chết, vợ con không thể gánh giúp. Chỉ có tự chăm sóc mình, tự bảo hộ mình mới là chuẩn tắc và mấu chốt của đạo dưỡng sinh.”
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…