Sức Khỏe

Loài “cỏ dại” này hóa ra lại là thuốc quý để giải độc viêm gan cấp tính và viêm kết mạc

Cỏ dại thường không được hoan nghênh trong sân nhà. Tuy nhiên, có một loại cỏ dại không nên vứt đi, bởi nó là một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm viêm và giải độc hiệu quả cho bệnh viêm gan cấp tính cũng như các bệnh viêm nhiễm khác. Đồng thời nó cũng có thể được sử dụng để giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa.

Cỏ dại bồ công anh là một loại kháng sinh tự nhiên có thể làm giảm viêm và giải độc hiệu quả ở những thời điểm viêm quan trọng như viêm gan cấp tính. (Ảnh: Madeleine Steinbach/ Shutterstock)

Bồ công anh là một loại cỏ dại ven đường, nó có hoa nhỏ màu vàng. Cây phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, đông Siberia, Nhật Bản và miền nam Trung Quốc, Đài Loan và miền bắc Việt Nam. Nó thường mọc hoang dại ven đường, trên các sườn đồi nhiều nắng và ở nhiệt độ cao tới nhiệt độ thấp. Đặc biệt, trong bồ công anh chứa rất nhiều loại dưỡng chất như sắt,vitamin C, vitamin B, vitamin A cao và nhiều nguyên tố vi lượng khác như magie, calci, natri… Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bồ công anh là một loại thuốc được trời ban tặng cho con người với những tác dụng thần kỳ như chống viêm, đặc biệt là dùng nó để điều trị một số triệu chứng cấp tính.

1. Bồ công anh là loại kháng sinh tự nhiên có thể điều trị 3 loại viêm cấp tính

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bồ công anh có tính đắng, tính can, tính hàn, đi vào kinh gan và dạ dày. Cuốn “Bản thảo cương mục” ghi: “Bồ công anh chủ yếu dùng chữa ung thư vú và sưng tấy ở phụ nữ. Đun sôi lấy nước uống, nó có thể giải độc thức ăn, giải tán khí ứ đọng, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giải độc trong thực phẩm, loại bỏ sưng tấy ác tính, bệnh lao và mụn nhọt.” Thậm chí nếu con người sử dụng tốt bồ công anh thì thực tế có thể ngăn ngừa được nhiều tình trạng mù lòa.

Dưới đây là những công dụng chữa bệnh của bồ công anh đối với 3 triệu chứng cấp tính:

– Điều trị viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc cấp tính, thường được gọi là đau mắt đỏ, nó thường có triệu chứng như mắt đỏ, sưng tấy và thậm chí là có thể lây lan nhanh chóng. Thế nhưng nếu dùng bồ công anh thì có thể điều trị bệnh rất nhanh chóng và có kết quả ngay lập tức.

Cách dùng: Lấy 1 đến 2 cây bồ công anh khô, một lượng hoa cúc và kim ngân thích hợp, sau đó sắc lấy nước để rửa mắt hoặc cũng có thể uống.

– Điều trị viêm vú cấp tính

Trong “Bản thảo cương mục” cũng viết: “Bồ công anh chủ yếu được dùng để điều trị bệnh ung thư vú ở phụ nữ.” Loại cây cỏ dại này có thể điều trị bệnh viêm vú cấp tính. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, nhưng cần dùng bồ công anh tươi.

Cách sử dụng: Lấy một lượng bồ công anh tươi thích hợp, rửa sạch, giã thành nước ép rồi bôi trực tiếp lên vùng bị đau.

Bồ công anh có thể chữa viêm vú cấp tính nhưng cần dùng bồ công anh tươi. (Ảnh: JIANG HONGYAN/ Shutterstock)

– Điều trị viêm gan cấp tính và vàng da

Nếu phát hiện chỉ số gan tăng vọt khi khám, bạn có thể thử liệu pháp bồ công anh, nhưng bồ công anh được dùng để điều trị viêm gan và cần phải kết hợp với các loại thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc. Trong đó, nhân trần có thể điều trị bệnh gan, còn rễ cây khúc khắc và cỏ tranh có thể thanh nhiệt và giải độc.

Cách dùng: Lấy lượng vừa đủ bồ công anh, nhân trần, rễ cây khúc khắc, thân rễ cỏ tranh sau đó sắc nước và uống.

2. Một số chú ý quan trọng khi dùng bồ công anh

  • Trong giai đoạn cấp tính của tình trạng trên, cần dùng thuốc thích hợp. Khi các triệu chứng biến mất, nên ngừng dùng thuốc. Còn nếu các triệu chứng không thuyên giảm cần điều trị y tế kịp thời.
  • Bồ công anh có tính hàn rất lạnh, không thể uống hàng ngày như trà, nếu không sẽ gây cảm lạnh ở lá lách và dạ dày.
Trà bồ công anh không thích hợp để uống hàng ngày. (Ảnh: vetre/ Shutterstock)

3. Cháo bồ công anh thải độc và giảm cân

Ngoài ra, bồ công anh và gạo còn là sự kết hợp rất tốt cho sức khỏe. Nấu cháo bồ công anh và gạo japonica có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng tấy. Còn uống trà gạo rang bồ công anh có thể hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa, giải nhiệt và bảo vệ đường tiêu hóa. Đồng thời, sau khi gạo được rang lên thì tinh bột cũng được cacbon hóa tạo thành nhiều lỗ nhỏ, từ đó rất thích hợp cho việc giải độc và giảm cân.

Lâm Quý, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc đã chỉ ra rằng bồ công anh có tính ngọt và khi đi vào lá lách và dạ dày có tác dụng chữa lành. Khi lá lách và dạ dày được chữa lành, sức đề kháng của cơ thể sẽ mạnh mẽ hơn. Ông tin rằng sau khi rang gạo và bồ công anh lên sẽ trở thành một loại dược liệu vô cùng tốt. Người già và trẻ em tỳ vị kém có thể ăn cháo nấu với gạo rang hàng ngày để loại bỏ độc tích tụ.

4. Cách làm trà gạo bồ công anh rang

Thành phần: Lượng gạo vừa đủ và bồ công anh tươi.

Cách làm:

  • Cắt bỏ rễ của cây bồ công anh mới hái, thêm một lượng muối thích hợp để ngâm và rửa sạch, (một phần muối có tác dụng cân bằng lượng nước). Sau đó cắt thành từng miếng 3 hoặc 4 cm.
  • Lấy một bát gạo tẻ, vo sạch, vớt ra, cho vào nồi đã đun nóng sẵn rồi đảo trên lửa lớn. Khi nước cạn, vặn lửa vừa và tiếp tục rang. Khi gạo trở nên trong thì vặn lửa nhỏ và tiếp tục rang.
  • Thêm các đoạn bồ công anh đã chuẩn bị sẵn vào và tiếp tục đảo trên lửa nhỏ. Sau khoảng 15 phút, màu sắc của bồ công anh sẽ dần chuyển sang màu đen thì tiếp tục xào cho đến khi gạo chuyển sang màu nâu.
  • Sau khi tắt bếp, dùng phần nhiệt còn lại tiếp tục xào cho đến khi lá bồ công anh khô đến mức giòn.
  • Chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín, cho trà gạo bồ công anh đã nguội vào lọ và đậy kín. Khi uống, thì lấy một ít và om với nước nóng.

Những lưu ý khi uống trà bồ công anh

  • Mất cân bằng điện giải: Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu thì không nên dùng trà bồ công anh vì nó có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị mất cân bằng điện giải.
  • Xung khắc với thuốc: Bồ công anh có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang uống để trị bệnh (như thuốc làm loãng máu hoặc lithium được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực). Vì thế bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà bồ công anh vào chế độ ăn uống.
  • Dị ứng: Nếu bị dị ứng với cỏ phấn hương thì cũng nên thận trọng khi dùng trà bồ công anh. Cả bồ công anh và cỏ phấn hương đều thuộc họ thực vật có tên là Asteraceae. Nếu bị dị ứng, bạn sẽ thấy các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa, chảy nước mắt.

Tóm lại, bồ công anh vừa dùng làm thuốc vừa làm thực phẩm. Nó có nhiều chức năng như thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ gan, thúc đẩy túi mật và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nó được mệnh danh là “Nữ hoàng thảo dược”. Tuy nhiên, nó không phù hợp với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt và những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong loại cỏ dại này.

Trúc Nhi, Tuệ Di t/h

Trúc Nhi, Tuệ Di t/h

Published by
Trúc Nhi, Tuệ Di t/h

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

38 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago