Sức Khỏe

Nấu cháo nhầm lá hẹ với lá hoa thủy tiên, 2 cháu bé ngộ độc

Nấu cháo chữa ho cho các bé, tuy nhiên, người lớn nấu nhầm lá cây hoa thủy tiên thay vì lá hẹ, khiến hai cháu bé 2 tuổi phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc.

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp điều trị tại Khoa Cấp cứu và Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: benhviennhitrunguong.gov.vn)

ThS.BSNT Bùi Tiến Công – Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay bệnh viện vừa cấp cứu kịp thời cho hai bệnh nhi 2 tuổi sau khi bị ngộ độc do ăn nhầm lá hoa thủy tiên.

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, gia đình hai trẻ nấu cháo hẹ để chữa ho cho các cháu, nhưng đã nhầm lẫn lá hoa thủy tiên với lá hẹ. Sau khi ăn, cả hai trẻ xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá như đau bụng, nôn liên tục. Nhận ra nấu nhầm lá cây, gia đình mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, các bệnh nhi đã được nhập viện theo dõi các chức năng sinh tồn đồng thời được tiến hành các biện pháp thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng việc rửa dạ dày kết hợp sử dụng than hoạt tính để hấp thụ độc tố và nhuận tràng.

Đồng thời, các bác sĩ cũng bồi phụ nước, điện giải và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận, tim nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng.

Nhờ được cấp cứu, can thiệp kịp thời, chỉ sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện.

Hình ảnh cây hoa thủy tiên do gia đình cung cấp (bên trái). Ở kích cỡ nhỏ, lá thủy tiên giống lá hẹ, dễ gây nhầm lẫn. (Ảnh: benhviennhitrunguong.gov.vn)

Hoa thủy tiên có nguồn gốc từ Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, được du nhập vào Việt Nam. Cây thuộc chi Narcissus gồm khoảng 40 loài thực vật thân củ, thuộc họ Amaryllidaceae. Hầu hết hoa thủy tiên là cây lâu năm, lá mọc từ củ vào mùa xuân, lá dẹt, cây có chiều cao 20cm -1.6m tùy theo loài. Củ cây hoa thuỷ tiên giống củ hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn.

Theo bác sĩ Công, tất cả các bộ phận của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ. Củ của hoa thủy tiên chứa thành phân Oxalat nếu nuốt phải có thể gây bỏng và kích ứng niêm mạc môi lưỡi, họng. Trong thành phần của cây chứa chất Lycorine là một Alkaloid, gây ức chế Enzym cholinesterase, gây ra các triệu chứng Cholinergic như nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm. Nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê.

Ngoài hoa thủy tiên, một số loại cây khác như cây kim tiền, khoai nước cảnh cũng có thể gây bỏng, kích ứng miệng, họng khi ăn nhầm. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ, người chăm sóc cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại cây trong nhà, để xa tầm tay của trẻ, chú ý trông chừng trẻ để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp trẻ không may ăn phải hoa thủy tiên hoặc các loại cây có độc, người lớn không nên tự ý móc họng gây nôn cho trẻ; cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyễn Sơn

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

2 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

4 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

4 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

5 giờ ago

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…

5 giờ ago