Bạn có thể tránh sử dụng chất fluor bằng cách mua kem đánh răng và nước súc miệng không chứa fluor. Nhưng bạn không thể tránh khỏi việc đưa một lượng chất này vào cơ thể nếu nó có trong nước máy mà bạn sử dụng hàng ngày.
Một phân tích tổng hợp được công bố của Đại học Harvard do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) tài trợ đã kết luận rằng trẻ em sống ở khu vực có hàm lượng fluor trong nước cao có “IQ” thấp hơn đáng kể so với những trẻ sống ở khu vực có hàm lượng fluor trong nước thấp hơn.
Trong một báo cáo dài 32 trang, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chất fluor có thể gây ra sự chậm phát triển não bộ ở trẻ em bao gồm việc giảm trí nhớ và mất tập trung trong học tập.
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tác dụng trực tiếp và độc hại của fluor đối với cơ thể người, điều thực sự đáng chú ý là nó KHÔNG được tất cả các nhà khoa học đồng thuận. Mặc dù có bằng chứng chống lại nó, fluor vẫn được thêm vào 70% nguồn cung cấp nước uống công cộng của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên các tổ chức y tế (và nha khoa) rất cứng đầu trong việc đặt dấu chấm hết cho việc sử dụng fluor trong khi nó làm tăng nhanh sự suy giảm nhận thức ở người lớn và các vấn đề hành vi ở trẻ em (hội chứng khó tập trung (ADD), rối loạn giảm chú ý (ADHD), trầm cảm…). Trên thực tế, đã có hơn 23 nghiên cứu trên người và 100 nghiên cứu trên động vật chỉ ra mối liên hệ giữa fluor với các tổn thương não. Fluor cũng có thể làm tăng hấp thu mangan trong nước uống là chất cũng có liên quan đến chỉ số IQ thấp hơn ở trẻ em.
Nghiên cứu chỉ ra các tác hại của fluor lên não người bao gồm:
Điều có lẽ đáng ngạc nhiên nhất là tác hại của fluor đã được các tổ chức y tế biết đến trong hơn nửa thế kỷ trước. Ví dụ, Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã chỉ ra trong bài báo ngày 18/9/1943 của họ rằng fluor là chất độc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào bởi một số enzyme. Và, một bài xã luận được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ vào ngày 1/10/1944, đã tuyên bố: “Uống nước có chứa ít nhất 1,2 ppm fluor sẽ gây ra rối loạn phát triển. Chúng có nhiều mặt hại hơn là những mặt tốt.”
Một phần của vấn đề là độc tính của nó có thể tích lũy, theo thời gian, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không liên quan ngay đến phơi nhiễm quá mức fluor. Trong một bài báo năm 2005 có tên “fluor – Chất độc hiện đại”, viết: “Trong cuốn sách có tựa đề “fluoride, The Aging Factor” của tác giả Yiamouyianni có ghi chép lại tác động tích lũy của tổn thương mô do fluor gây ra, thường được xem là các bệnh do sự lão hóa (tổn thương collagen), phát ban da và mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa và nhiều tình trạng khác, bao gồm cả bệnh loãng xương.
…
Fluor ức chế hệ thống miễn dịch: fluor ức chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu tới 70%, do đó làm giảm khả năng tiếp cận mục tiêu của chúng.’’
…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độc tính của fluor có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm:
Nghiên cứu đã bị lãng quên trong một thời gian dài về mối quan hệ giữa chất fluor với bệnh ung thư đã xuất hiện trở lại trong một đoạn phim do Hà Lan sản xuất mô tả bác sĩ Dean Burk, người vào năm 1937 là đồng sáng lập Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) và đứng đầu bộ phận hóa học trong hơn 30 năm. Trong cuộc phỏng vấn ghi âm , ông đánh đồng việc cho fluor vào nước là “giết người công khai“, đề cập đến một nghiên cứu đã được thực hiện so sánh 10 thành phố lớn nhất của Mỹ cho thêm fluor vào nước so với 10 thành phố lớn nhất mà không có nó. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những cái chết do ung thư đột ngột tăng lên chỉ sau một hoặc hai năm sau khi fluor được cho vào nước. Nghiên cứu này và các nghiên cứu khác liên quan đến fluor và bệnh ung thư được Chính phủ đặt hàng nhưng đã nhanh chóng bị chôn vùi khi tìm thấy sự liên hệ giữa chất fluor trong nước với sự gia tăng mạnh mẽ của bệnh ung thư.
Ngọc Chi biên dịch (theo Dr. Joseph Mercola)
VIDEO XEM THÊM: “5 động tác cần thiết trong thời gian vàng dưỡng sinh”
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…