Nghiên cứu: Người sống sót sau ung thư có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng nếu bạn là người sống sót sau ung thư, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với những người khác. Điều này có thể là do tổn thương tim từ liệu pháp điều trị ung thư.

Nghiên cứu cho thấy, những người sống sót sau ung thư có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch hơn. (Nguồn: Shutterstock)

Theo United Press International (UPI) đưa tin, bà Roberta Florido, giám đốc khoa U bướu tim mạch học (cardio-oncology) tại Bệnh viện Johns Hopkins ở Maryland, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết hóa trị và xạ trị cho bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến tim mạch, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu này, bà Roberta Florido và các đồng nghiệp đã thu thập và phân tích dữ liệu từ hơn 12.400 nam giới và phụ nữ, những người này đã tham gia vào một nghiên cứu khác điều tra về nguy cơ bệnh tim mạch từ năm 1987 đến năm 2020. Trong số tất cả những người tham gia, hơn 3.200 người bị ung thư vào thời điểm đó.

Nghiên cứu cho thấy những người sống sót sau ung thư có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 42%, khả năng bị suy tim cao hơn 52% và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 22% so với những người khác. Nhưng họ không có nguy cơ cao hơn đáng kể bị nhồi máu cơ tim hoặc mắc bệnh mạch vành.

(Ảnh chụp màn hình UPI)

Các nhà nghiên cứu cho biết những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao là những người sống sót sau các bệnh ung thư vú, phổi và đại trực tràng. Ung thư máu và các hạch bạch huyết cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng ung thư tuyến tiền liệt thì không, bởi vì bệnh này hiếm khi được điều trị bằng các liệu pháp xâm lấn ảnh hưởng đến tim mạch.

Bà Roberta Florido chỉ ra, các vấn đề về tim có thể xuất hiện trong quá trình điều trị ung thư của bệnh nhân hoặc có thể xuất hiện sau đó vài tháng hoặc nhiều năm.

Bà nói rằng ngay cả khi bệnh nhân ung thư không phát triển bất kỳ vấn đề tim mạch nào trong quá trình điều trị, nhưng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vẫn tồn tại trong cuộc sống sau này.

Bà nói: “Chỉ vì bạn không bị suy tim trong quá trình hóa trị không có nghĩa là bạn sẽ ổn 10 đến 15 năm sau. So sánh với những bệnh nhân không điều trị bằng phương pháp hóa trị này, bạn luôn có nguy cơ xuất hiện suy tim cao hơn.”

Bà cũng cho biết, nhiều bác sĩ điều trị ung thư không biết rằng bệnh nhân của họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, nhưng họ và bệnh nhân của họ nên biết điều này. Bà hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ nâng cao nhận thức của bác sĩ và bệnh nhân về vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu nói trên đã được công bố trên “Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ” (Journal of the American College of Cardiology).

Tuấn Thôn

Published by
Tuấn Thôn

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

6 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago