Trong xã hội hiện đại ngày nay, điện thoại thông minh (smartphone) được xem như vật bất ly thân khó có thể buông xuống được. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thiết bị điện tử này trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại cho con người chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, như làm thay đổi cấu trúc và gây ra tình trạng mọc gai xương thừa trong hộp sọ.
Trước hết hãy thử lấy một ngón tay ấn vào phần sau hộp sọ nằm ngay phía trên cổ của bạn. Nếu có một chiếc gai nhỏ nổi lên, điều đó nói lên rằng cơ thể bạn đang phản ứng lại với việc dùng smartphone bằng cách tạo ra một lớp xương mới để giữ cho phần đầu và cổ không bị tổn thương khi cúi hoặc vươn cổ về phía trước. Tình trạng này liên quan đến một bộ phận có tên là xương chẩm ở phía sau đầu.
David Shahar, một nhà khoa học về sức khỏe tại Trường Đại học Sunshine Coast (Úc), đã chia sẻ trên kênh BBC: “Tôi là bác sĩ lâm sàng với kinh nghiệm 20 năm trong nghề. Trong thập kỷ vừa qua, tôi đã phát hiện ngày càng nhiều các bệnh nhân bị lồi xương chẩm ở phía sau đầu.”
Shahar gọi hiện tượng này là “text neck” (tạm dịch: cổ của người hay nhắn tin điện thoại). Theo ông, khi nhìn xuống các thiết bị điện tử, cổ của chúng ta phải căng thẳng để giữ cho đầu luôn ở vị trí phù hợp. Nếu quá trình này kéo dài, nó sẽ kích thích cơ thể tự tạo ra một loại xương mới để tăng diện tích bề mặt nhằm giữ trọng lượng của phần đầu (thường nặng khoảng 4,5 kg)
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chỉ giải phẫu năm 2016, Shahar và đồng tác giả đã tiến hành phân tích 218 mẫu chụp X-quang cột sống cổ, nơi xuất hiện các vết lồi của xương chẩm với đối tượng là các bệnh nhân có độ tuổi từ 18 đến 30.
Kết quả từ nhóm nghiên cứu cho thấy mức độ nhô ra dao động từ khoảng 5mm đến 10mm, trong đó có 41% số người bệnh bị lồi xương chẩm và phần gai dài ra ít nhất 20mm. Điểm đáng chú ý là hiện tượng này diễn ra phổ biến hơn ở nam giới. Phần xương lồi ra dài nhất ở nam là 35,7 mm và ở nữ là 25,5 mm.
Theo một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2018 với đối tượng là 1200 người trong độ tuổi từ 18 đến 86, nhóm nghiên cứu của ông Shahar cho biết, người già có ít khả năng bị lồi xương chẩm nhiều hơn so với người trẻ tuổi, khi có 33% số người rơi vào tình trạng này thuộc nhóm có độ tuổi từ 18 đến 30. Điều này là có cơ sở khi người già không mấy khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử nên tránh được việc phát triển loại xương mới.
Kết thúc cuộc trò chuyện với BBC, ông Shahar khuyến cáo rằng phần gai nối dài trên hộp sọ này phần lớn có liên quan tư thế ngồi sai cách khi sử dụng điện thoại thông minh ở mọi lứa tuổi. Mặc dù các khối xương không có khả năng tự gây ra bất kỳ tác động có hại nào, tuy nhiên, chúng có thể không bao giờ tiêu biến mất, thậm chí còn tiếp tục phát triển. Ông tin rằng lớp xương mới hình thành sẽ càng ngày càng lớn nếu như con người vẫn tiếp tục sử dụng smartphone cũng như các thiết bị điện tử sai cách như tình trạng hiện nay.
Video: Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào?
Theo Livescience,
Phan Anh
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…