Khoa Thận Lọc máu – Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận nhiều người phải nhập viện cấp cứu do mất nước dẫn đến biến chứng nguy hiểm như rối loạn điện giải, suy thận cấp…
Bệnh viện Bãi Cháy ngày 13/6 phát thông tin cảnh báo về nguy cơ mất nước, máu cô đặc, suy thận, trong những ngày nắng nóng cao độ đang diễn ra.
Khoa Thận Lọc máu của bệnh viện này liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bị rối loạn điện giải, suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước.
Bệnh nhân Lừ V. T. (SN 1978, trú tại huyện Bắc Yên, Sơn La) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng co rút các cơ toàn thân, đặc biệt vùng bắp chân, huyết áp tăng. Ông T. làm nghề xây dựng, lao động thời gian dài ngoài trời nắng nóng.
Một trường hợp khác là bệnh nhân Đào V. T. (SN 1960, trú tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh) làm nghề đi biển, nhập viện với biểu hiện triệu chứng tê bì chân tay, chuột rút liên tục, đau cơ.
Cả hai bệnh nhân trên đều có kết quả xét nghiệm máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp. Các bác sĩ Khoa Thận, Lọc máu đã chỉ định điều trị truyền dịch, bù nước và điện giải. Sau ba ngày điều trị tích cực, chức năng thận của các bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe hồi phục tốt.
“Trong thời tiết nắng nóng, người bệnh có thể bị mất nước, rối loạn điện giải với biểu hiện triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật… Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, sốc nhiệt, hôn mê và có thể tử vong” – BS.CKI Lương Minh Tuyến – Phó Trưởng Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.
Theo bác sĩ Tuyến, những trường hợp mất nước ở mức độ nhẹ có thể được điều trị tại khoa thường, bù nước và điện giải, tránh suy thận cấp. Tuy nhiên, bệnh nhân nặng bị sốc nhiệt có thể phải lọc máu, điều trị hồi sức tích cực.
Các bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh tác hại nguy hiểm của nắng nóng, mọi người nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng từ 10h đến 17h, là thời gian nhiệt độ tăng cao.
Người làm việc hoặc di chuyển ngoài trời phải cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng nóng.
Cần bù đủ nước cho cơ thể hàng ngày, hàng giờ để bù lượng nước mất đi. Đặc biệt những trường hợp làm việc ngoài trời có thể phải bù 3 – 4 lít nước và nên bổ sung thêm điện giải tránh biến chứng suy thận cấp do mất nước.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả hoặc uống nước ép trái cây để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.
Nếu phát hiện người bị say nắng cần nhanh chóng đưa vào nơi thoáng mát có bóng râm, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước orezol…; chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ, biến chứng nặng do mất nước, mất điện giải.
Khí áp giảm xuống thấp, cảm giác nóng ngột ngạtTheo TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Quản lý rủi ro thiên tai, ngày 13 và 14/6, khí áp khu vực Hà Nội và vùng lân cận giảm xuống thấp, cảm giác nóng ngột ngạt. Vùng lân cận được ông Huy nhắc tới bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình. Khí áp trong hai ngày 13-14/6 ở các khu vực trên dự báo giảm xuống mức 998hPa và 998hPa (khí áp thông thường và tốt cho sức khỏe là từ 9007-1013hPa). “Sự giảm áp suất khí quyển (khí áp) sẽ khiến trời nắng nóng càng trở nên ngột ngạt hơn và mọi người sẽ cảm thấy nóng nực hơn”, chuyên gia cho biết. Giai đoạn này cũng là giai đoạn gần Hạ Chí nên thời gian chiếu sáng của mặt trời dài nhất trong năm. Chính vì vậy những người già, trẻ em và người nhạy cảm với các yếu tố thời tiết hạn chế ra ngoài trời nắng. Trong khi miền Bắc đang trải qua đợt “nóng ngộp”, Bắc Trung Bộ được dự báo sẽ có đợt nắng nóng gay gắt kéo dài 15 ngày liên tục từ ngày 13 đến 29/6 với nền nhiệt từ 37-39 độ C. TS Huy khuyến cáo trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mọi người nên sử dụng các thiết bị điện phù hợp để tránh quá tải hệ thống điện. Một số khuyến cáo được đưa ra để tham khảo như không nên bật điều hòa lạnh thấp hơn 26 độ, nên sử dụng chung 1 điều hòa cho cả nhà trong giờ cao điểm; hạn chế sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện trong giờ cao điểm. Việc dùng thiết bị điện hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư, nguy cơ đột quỵ do sốc nhiệt. |
Nhiệt độ ngoài trời có thể trên 40 độ CTrung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay trong ngày hôm nay, 14/6, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 15/6 nắng nóng có xu hướng dịu dần. Ngày 14-15/6, khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa. |
Nguyễn Sơn
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…