(Ảnh: Shutterstock)
Việc sử dụng thực phẩm chức năng không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thận. Vấn đề này đang xuất hiện với tần suất đáng báo động, khi nhiều bệnh nhân tự ý dùng thực phẩm chức năng mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
Tại Việt Nam, các loại thực phẩm chức năng đang xuất hiện ngày càng phổ biến với những quảng cáo đôi khi thiếu sự chính xác và kiểm chứng khoa học. Một số sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chưa được cấp phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng vẫn được bày bán rộng rãi, đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến.
Một số thành phần trong thực phẩm chức năng khi dùng quá liều hoặc không phù hợp có thể gây tổn thương thận, chẳng hạn như vitamin C liều cao làm tăng nguy cơ sỏi thận, vitamin B liều cao gây suy giảm chức năng thận ở người tiểu đường, và dùng quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
Bộ Y tế đã cảnh báo về 4 sản phẩm giảm mỡ máu của Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) có nguy cơ gây tổn thương thận, bao gồm “Beni-koji choleste-help”, “Naishi-help plus cholesterol”, “Natto-kinase sarasara-tsubu gold” và “Kobayashi Naishi Help 30”. Những sản phẩm này chưa được cấp phép tại Việt Nam và người tiêu dùng được khuyến cáo không sử dụng.
Tại Mỹ, một nghiên cứu cho thấy khoảng 8% người trưởng thành báo cáo sử dụng các thực phẩm chức năng chứa thảo dược được xác định có khả năng gây hại cho những người bị bệnh thận mãn tính.
Bác sĩ Yung-Hsiang Hung, chuyên gia thận học tại Đài Loan, cũng chia sẻ một trường hợp điển hình từ phòng khám của mình: Một phụ nữ 70 tuổi, được chẩn đoán bệnh tiểu đường chỉ 5 năm trước, đến khám với chức năng thận đã suy giảm xuống giai đoạn 4 của bệnh thận mãn tính – một tốc độ suy giảm bất thường và nhanh chóng.
Trong buổi tư vấn, con gái của bệnh nhân đã mang theo một túi chứa hơn chục chai thực phẩm chức năng. Cô giải thích rằng mẹ mình lo ngại về tác dụng phụ liên quan đến thận của thuốc kê toa, nên không dùng thuốc đều đặn mà thay vào đó dựa hoàn toàn vào thực phẩm chức năng. Sau khi xem xét các sản phẩm, bác sĩ Hung phát hiện chúng đều chứa hàm lượng phốt-pho và kali cao, cùng với nhiều chất phụ gia thực phẩm khác.
Sau đó bệnh nhân được khuyên ngừng sử dụng các thực phẩm chức năng này và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ thuốc kê đơn. Sau ba tháng tuân thủ, chức năng thận của bà đã cải thiện từ giai đoạn 4 lên giai đoạn 3 của bệnh thận mãn tính.
Đối với những người mắc bệnh thận, việc tuân thủ chế độ ăn ít natri, protein, kali, phốt-pho, đường và purin là rất quan trọng. Nhiều thực phẩm được coi là bổ dưỡng cho người khỏe mạnh có thể không phù hợp với bệnh nhân thận do tăng thêm áp lực lên thận vốn đã tổn thương.
Bác sĩ Tzung-Hai Yen, giáo sư thận học tại Đài Loan, chia sẻ rằng ông thường xuyên gặp những bệnh nhân không dùng thuốc theo chỉ định hoặc lạm dụng thực phẩm chức năng.
“Bệnh nhân tiểu đường không nên tự làm bác sĩ của chính mình”, bác sĩ Yen khuyên. Những người cảm thấy không khỏe nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị đúng cách thay vì tự ý dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Ông cũng khuyến nghị bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng nào. Tại phòng khám của ông, nhiều bệnh nhân cao tuổi thường mang đến thực phẩm chức năng do con cái mua để bác sĩ kiểm tra trước khi dùng, đây là một cách tiếp cận an toàn hơn nhiều.
Đối với người khỏe mạnh, thực phẩm chức năng thường ít gây rủi ro nếu được mua từ nguồn uy tín và sử dụng đúng hướng dẫn.
Không chỉ người cao tuổi hay bệnh nhân mãn tính, trẻ em cũng có thể bị tổn thương thận do sử dụng thực phẩm chức năng không phù hợp. Bác sĩ Chunwei Lai, trưởng khoa tim mạch nhi tại Bệnh viện Tổng hợp Ton-Yen, Đài Loan, đã chia sẻ một trường hợp như vậy.
Một bé trai 2 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu với sốt cao và đau bụng cấp tính. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện một viên sỏi thận kích thước 1cm ở thận phải. Sỏi thận gây tắc nghẽn, dẫn đến nhiễm khuẩn thận kèm theo biến chứng nhiễm trùng huyết. Sau khi trao đổi với gia đình, họ tiết lộ rằng bé đã dùng bột protein ít béo, giàu đạm hàng ngày. Bột này chứa protein đậu nành, canxi phốt-phát và canxi cacbonat – những thành phần được cho là góp phần hình thành sỏi thận.
Bác sĩ Lai khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn uống cân bằng: “Hãy cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh bình thường, không cần bổ sung thêm bột dinh dưỡng”.
Bác sĩ Yen kể lại trường hợp một phụ nữ 96 tuổi bị mất nước và tổn thương thận do tăng canxi máu từ việc dùng quá nhiều thực phẩm chức năng canxi để ngăn ngừa loãng xương. Bởi vậy cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp tác dụng phụ nếu lạm dụng thực phẩm chức năng. Ông khuyến cáo ngừng sử dụng ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
Bác sĩ Yen khuyên rằng người bệnh thận không nên tin vào các tuyên bố chưa được kiểm chứng trên mạng hoặc tự ý dùng thuốc mà không có sự giám sát y tế. “Nếu bạn thấy quảng cáo về một viên thuốc có thể phục hồi chức năng thận, đó chắc chắn là lừa đảo”, ông cho hay.
Bên cạnh việc thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng, có một số chiến lược giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tổng thể, bao gồm cả thận, theo Viện Quốc Gia về Tiểu đường, Tiêu hóa và Sức khỏe Thận Hoa Kỳ:
Theo trang Reuters đưa tin, vào hôm 4/4 vừa qua, Bộ Y tế Mexico đã…
Vụ việc một nữ vận động viên 53 tuổi tử vong khi đang chạy cự…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã gặp các nhà lãnh đạo của lực lượng vũ trang…
Vì sao khi có nhiều hơn một bà mẹ trong bếp, căn bếp lại trở…
Ông Elon Musk và đội ngũ gồm 100 thành viên thuộc Bộ Hiệu quả Chính…
Iran sẽ không khuất phục trước áp lực của các quốc gia nước ngoài và…