Tại sao y học càng hiện đại thì bệnh ung thư lại càng nhiều?

Y học hiện đại đã tiến bộ một cách vượt bậc nhưng số người đã và đang mắc bệnh ung thư lại ngày càng tăng thay vì giảm đi. Đây chẳng phải nghịch lý sao? Vậy lý do là gì?

Dân số già ngày càng tăng và lão hóa là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư được công nhận. (Ảnh: Rido/ Shutterstock)

1. Già hóa dân số

Trước sự phát triển của y học và sự gia tăng tuổi thọ trung bình của con người, thì già hóa dân số được xem là vấn đề chung mà tất cả các quốc gia đang phải đối mặt. Người cao tuổi ngày càng nhiều, cho nên lão hóa là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư được công nhận nhiều nhất. Người càng lớn tuổi, thì khả năng miễn dịch và sức khỏe của các cơ quan sẽ càng suy giảm đi, do đó tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tự nhiên cũng ngày càng tăng lên.

2. Tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm

Cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như nền kinh tế, mọi người ngày càng chú trọng đến việc kiểm tra sức khỏe của bản thân và gia đình hơn. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của y học, các phương pháp tầm soát ung thư sớm cũng đã có những bước đột phá hơn trước. Trước đây, chụp X-quang phổi chủ yếu là để tầm soát các bệnh về ngực, tuy nhiên các nốt phổi lại rất khó phát hiện ra. Thế nhưng với sự hỗ trợ của CT hiện nay, các nốt phổi dù chỉ vài milimet cũng có thể được phát hiện kịp thời.

Ngoài ra, việc chẩn đoán quá mức cũng là một yếu tố góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. “Chẩn đoán quá mức” ở đây là phát hiện ung thư thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp xét nghiệm tiên tiến khác, nhưng trên thực tế, nhiều bệnh ung thư được phát hiện sớm có thể không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng cho đến khi bệnh nhân tử vong. Do đó, sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư do “chẩn đoán quá mức” có thể không phản ánh tỷ lệ mắc bệnh thực sự.

3. Lối sống không lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài như hút thuốc, uống rượu sẽ khiến cơ thể luôn ở trong môi trường phát triển ung thư. (Ảnh minh họa: Gianluca Rasile/Shutterstock)

Sự xuất hiện của bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến lối sống của chúng ta, và lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao. 

Tế bào ung thư là tế bào bình thường nhưng đã bị biến dị trong quá trình phân chia trong cơ thể người, sau khi bị biến đổi, chúng sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở. Thông thường, khi ở trong điều kiện bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ có thể tự động nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu có những thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc lười vận động, v.v thì sẽ khiến cơ thể luôn ở trong môi trường sinh ung thư. Điều này rất dễ làm biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư, và tế bào ung thư một khi hình thành sẽ mạnh hơn cả hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Các bác sĩ đều khuyến cáo rằng, khi mắc bệnh thì nên điều trị sớm, nếu để bệnh nặng thì bác sĩ cũng sẽ không cứu được. Mặc dù là tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, nhưng trên thực tế, với sự tiến bộ của y học thì đã thực sự làm giảm tỷ lệ tử vong một cách có hiệu quả, giúp nhiều bệnh nhân sống lâu hơn và thậm chí khỏi bệnh. Có thể nói, ung thư hoàn toàn không phải là dấu chấm hết. Mặt khác, chúng ta vẫn có cơ hội ngăn ngừa chúng một cách hiệu quả với 4 điều sau đây.

4 điểm cần lưu ý để ngăn ngừa ung thư hiệu quả

1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bất kể là cơ thể có nguy cơ di truyền của bệnh ung thư, nhưng nếu chúng ta áp dụng một lối sống lành mạnh thì vẫn có thể làm giảm các nguy cơ cao mắc ung thư. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì những lối sống lành mạnh bao gồm: ăn uống điều độ, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc, không uống rượu bia và tập thể dục điều độ hàng tuần. 

Ngoài ra, một thái độ tinh thần vui vẻ lạc quan cũng rất quan trọng, nó có thể giúp bệnh nhân vững vàng hơn trên con đường chiến đấu với ung thư.

(Ảnh: Krakenimages.com/ Shutterstock)

2. Làm tốt việc tầm soát ung thư

Khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là tập trung vào bệnh tiểu đường, tim mạch, mạch máu não và các bệnh mãn tính khác, sẽ giúp bạn đánh giá tốt tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, để phòng chống ung thư hiệu quả, cần sử dụng phương pháp “sàng lọc ung thư” nhắm mục tiêu, giúp nhóm đối tượng có nguy cơ cao đánh giá được mức độ nguy cơ mắc ung thư, từ đó có hướng chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Đồng thời, do tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau nên trọng tâm tầm soát cũng khác nhau, cần có sự đánh giá và thăm khám của bác sĩ.

3. Giữ tâm lý bình ổn

Với một phát hiện đáng kinh ngạc của Tiến sĩ David Hawkins, bác sĩ nổi tiếng người Mỹ, trong báo cáo ông kết luận rằng: “Tế bào ung thư sợ nhất là Tình yêu”. Theo nghiên cứu của ông, trong cơ thể người bệnh thường không tìm thấy “tình yêu” mà bao bọc khắp cơ thể họ chỉ là trạng thái “thống khổ, đau đớn, hận thù và muộn phiền”. Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh nhân vì không được yêu thương, cho nên ở họ chỉ có nỗi khổ, lo lắng và muộn phiền. Do đó từ trường trong cơ thể họ sẽ thấp hơn 200, mà đây chính là lý do khiến họ dễ mắc bệnh. 

Ngoài ra, trong y học cổ truyền cũng đã nhận định rằng: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh” cho nên có thể thấy, tinh thần của con người giữ một vai trò quan trọng như thế nào trong việc điều trị bệnh. Cho nên việc bạn có thể giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ và bình ổn sẽ là yếu tố tất yếu đối với bệnh tật và cơ thể.

4. Thiền định là một liệu pháp vàng trong việc chữa ung thư

Vào năm 1997, Tiến sĩ Richard Davidson, Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Wisconsin đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về tác động của thiền đối với hoạt động thần kinh và khả năng chữa bệnh, nghiên cứu này được tiến hành trên 48 người và nhóm đối chứng.

Nhóm tham gia thiền định được yêu cầu sẽ thực hành thiền định trong thời gian là 3 giờ một lần, với tần suất là mỗi tuần một lần, và thời gian thí nghiệm sẽ kết thúc sau 8 tuần theo dõi. Cho đến tuần thứ 8, cả những người ngồi thiền và nhóm đối chứng đều được cho chích ngừa vaccine cúm. Và sau khi được thử máu để kiểm tra số lượng kháng thể, thì kết quả cho thấy số kháng thể đã gia tăng thêm 50% ở những người thực hành thiền định. 

(Ảnh minh họa: Inside Creative House/ Shutterstock)

Đối với người bệnh ung thư, thiền định giúp người bệnh có thể đào thải được các năng lượng xấu ra ngoài cơ thể, đồng thời sẽ hấp thu những năng lượng tốt từ vũ trụ. Đặc biệt trên thế giới, Thiền đã được đưa vào y học như một liệu pháp điều trị căn bệnh ung thư.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

An Chi (t/h)

An Chi

Published by
An Chi
Tags: ung thư

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

29 giây ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

3 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

10 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

29 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

47 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago