Sức Khỏe

Thời lượng xem điện thoại trong 2 năm đầu đời có liên quan đến chứng tự kỷ

Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phức tạp giữa thời lượng sử dụng thiết bị có màn hình điện tử, các yếu tố xã hội và chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em Úc.

Thời lượng xem điện thoại trong 2 năm đầu đời có liên quan đến chứng tự kỷ sau này. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tỷ lệ tự kỷ ở Hoa Kỳ đang tăng lên, tỷ lệ những người nghiện điện thoại thông minh, trò chơi điện tử và nội dung trực tuyến cũng có xu hướng tương tự.

Hiện nay, có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc sớm với một trong hai yếu tố này có liên quan đáng kể đến yếu tố còn lại.

Một nghiên cứu lớn ở trẻ em đã phát hiện những trẻ dưới 2 tuổi dành trên 14 tiếng một tuần xem màn hình điện tử có tỷ lệ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cao hơn khi lên tuổi 12. Điều này cho thấy nhu cầu cần nghiên cứu thêm về các mô hình phát triển ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc chứng tự kỷ tăng 80% vào năm 12 tuổi

Những phát hiện được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí JAMA Pediatrics (JAMA Trẻ em) xuất phát từ Nghiên cứu về trẻ em Úc, theo dõi sự phát triển của 5.107 trẻ em. Các nhà nghiên cứu đã phân tích việc sử dụng tivi, video và internet  khi 2 tuổi và so sánh với các chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ trong giai đoạn tiếp theo ở độ tuổi từ 6 đến 12.

So với trẻ tiếp xúc ít hơn, trẻ em trước 2 tuổi dành quá 14 tiếng trước màn hình mỗi tuần có khả năng được chẩn đoán tự kỷ khi lên tuổi 12 cao hơn 80 phần trăm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một số yếu tố góp phần ngoài thời lượng xem màn hình, bao gồm giới tính của trẻ và trình độ học vấn của cha mẹ.

Các nhà khoa học viết rằng trình độ học vấn của mẹ và thu nhập gia đình cũng có liên quan đến thời lượng xem màn hình thay vì nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ, điều này cho thấy các yếu tố xã hội này có thể đóng vai trò trong sự phát triển của trẻ.

Tổng cộng, 145 trẻ em trong nghiên cứu được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ khi lên 12 tuổi. Trong đó các bé trai có tỷ lệ chẩn đoán dương tính cao gấp bốn lần so với các bé gái.

Mặc dù nghiên cứu không chứng minh rằng được dành nhiều thời gian trước màn hình trực tiếp gây ra chứng tự kỷ, nhưng càng làm nổi bật hơn mối quan tâm của cha mẹ và người chăm sóc. Nghiên cứu cho rằng “các bác sĩ lâm sàng có thể tìm hiểu về thời gian xem màn hình trong thời thơ ấu như một phần của quá trình đánh giá rộng hơn về sự phát triển của trẻ em”.

Với những phát hiện này, các chuyên gia đang kêu gọi bậc cha mẹ lưu ý đến thời gian sử dụng màn hình của trẻ nhỏ, đặc biệt là khi phương tiện truyền thông kỹ thuật số ngày càng phổ biến.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc giảm thời lượng trước màn hình có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Tiếp xúc sớm với màn hình và nguy cơ mắc chứng tự kỷ

Nghiên cứu mới đặt ra những câu hỏi quan trọng về thời gian sử dụng màn hình phù hợp cho trẻ nhỏ. Sabrina Butler, phó giáo sư giảng dạy về tư vấn và cố vấn giáo dục tại Trường Giáo dục Đại học Syracuse, người không liên quan đến nghiên cứu này, cho biết trong một tuyên bố với báo chí rằng: “Việc sử dụng quá mức có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội và tương tác của trẻ nhỏ, một số trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn ngoài đời thực hoặc nuôi dưỡng tình bạn giả tạo trên mạng”.

Các nghiên cứu trước đây đã tạo tiền đề cho nghiên cứu hiện tại. Một nghiên cứu trước đó đăng trên JAMA Pediatrics đã liên kết việc tiếp xúc với màn hình sớm với các thách thức về xử lý giác quan sau này. Các tác giả của nghiên cứu viết rằng: “Những phát hiện này cho thấy tiếp xúc với phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển các giác quan không điển hình”.

Những khác biệt về giác quan – bao gồm độ nhạy cảm với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, xúc giác, thăng bằng và nhận thức cơ thể, thường xảy ra ở trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Một nghiên cứu khác đã ghi nhận việc tiếp xúc với màn hình có thể ảnh hưởng đến chất hóa học trong não, bao gồm những thay đổi trong các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như melatonin, dopamine, acetylcholine và axit gamma-aminobutyric (GABA). Những người bị rối loạn phổ tự kỷ thường thiếu hụt melatonin, một loại hormone chủ yếu chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. 

Mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy xem màn hình nhiều gây ra chứng tự kỷ, các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên đưa thêm vấn đề thời lượng sử dụng màn hình khi đánh giá phát triển ở trẻ nhỏ.

Đại Hải

Published by
Đại Hải

Recent Posts

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 phút ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

1 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

3 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

3 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

5 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

6 giờ ago