Trà là thức uống có tác dụng sảng khoái tinh thần và dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Còn đường phèn được Đông y đánh giá như một loại dược liệu giúp bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Kết hợp trà với một ít đường phèn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tăng thêm hương vị cho trà.
Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, đường phèn còn được Đông y đánh giá như một vị thuốc. Nhất là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt,… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
Trước khi pha trà, chúng ta cần làm sạch lá trà. Lá trà được hái và đóng gói có thể bị nhiễm bụi và các tạp chất khác, thậm chí có thể chứa trứng côn trùng. Vì vậy, để đảm bảo lá trà được sạch sẽ, tốt nhất bạn nên rửa sạch trước khi pha trà.
Chúng ta có thể cho một nắm lá trà vào tô lớn, sau đó thêm một thìa bột mì và một chút muối vào. Sau đó, thêm nước vừa đủ và dùng đũa khuấy nhẹ một lúc. Điều này có thể loại bỏ tạp chất và bụi bẩn khỏi lá trà một cách hiệu quả. Việc bổ sung bột mì và muối có thể giúp khử trùng và tăng cường khả năng hấp phụ, giúp trà sạch hơn.
Cho lá trà đã làm sạch vào tô và dùng đồ lọc để lọc lá trà sang tô khác. Như vậy sẽ giúp lọc hết nước bẩn và để lại những lá trà sạch. Tiếp theo, thêm nước một lần nữa và rửa sạch lá trà. Lưu ý khi rửa lá trà phải dùng nước lạnh, vì nước nóng sẽ khiến lá trà bị mềm và ảnh hưởng đến hương vị.
Tiếp theo, chúng ta cần chuẩn bị một chiếc cốc, cho lá trà đã rửa sạch vào cốc, sau đó thêm vài miếng đường phèn vào. Tiếp theo, cho nước sôi vào, rồi pha trà chung với đường phèn. Khuấy đều cho đến khi đường phèn tan nhanh. Nhiều người thích cho thêm đường phèn khi uống trà ướp hoa, sự kết hợp này có thể mang lại vị ngọt và hương thơm nhẹ, tạo nên một thứ hương vị tao nhã, dễ chịu.
Đường phèn với trà đen hoặc trà xanh cũng là cũng là sự kết hợp tuyệt vời. Sau khi cho thêm đường phèn vào, trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì trà có tính mát, nên nó có chức năng sinh tân, làm dịu cơn khát, thanh nhiệt và giải độc. Thêm đường phèn có thể nâng cao hơn nữa tác dụng bổ khí, tư âm nhuận phổi, hết ho và tiêu đàm.
Ở một số vùng, người ta còn cho thêm các nguyên liệu như táo đỏ, long nhãn vào nước trà để tăng giá trị dinh dưỡng. Loại trà này đặc biệt thích hợp với những người thường xuyên phải diễn thuyết hay MC, vì sau khi cho thêm đường phèn vào, trà trở nên ngọt hơn và có thể giúp con người tỉnh táo, minh mẫn hơn.
Ngoài ra, trà thêm đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Đối với những người mắc chứng khó tiêu hoặc chán ăn, sự kết hợp này có thể kích thích dạ dày, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa và tăng cường nhu động đường tiêu hóa, từ đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Polyphenol, catechin và các chất khác trong trà kết hợp với đường phèn không chỉ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, mà còn cải thiện cảm giác ngon miệng trong bữa ăn.
Cuối cùng, thêm đường nâu vào trà cũng rất tốt cho cơ thể. Đường nâu có tác dụng bổ huyết, đặc biệt thích hợp với dân văn phòng. Nó có thể làm giảm mệt mỏi sau một ngày làm việc và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể thử pha trà với nước đường nâu để sảng khoái tinh thần.
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…