Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ
Về tình hình bùng phát mạnh dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay, cảnh giác trước bài học thời COVID-19, Vision Times đã phỏng vấn chuyên gia về virus Lâm Hiểu Húc (người Mỹ gốc Hoa). Ông Lâm cảnh báo về hiểm họa mà dịch cúm gia cầm có thể gây ra cho sức khỏe cộng đồng của Trung Quốc và toàn cầu…
Gần đây, dịch bệnh cúm mùa bùng phát mạnh ở Trung Quốc khiến các bệnh viện đông đúc người bệnh, số trường hợp nghiêm trọng và tử vong tăng cao. Báo cáo hàng tuần của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc gần đây đã công bố một nghiên cứu cho biết, SARS-CoV-2 (COVID-19, virus corona mới) có thể có xu hướng “cúm hóa” (nghĩa là bùng phát theo mùa). Gần đây, tại Quảng Tây phát hiện trường hợp người bị nhiễm cúm gia cầm H10N3 nguy kịch, chính quyền Thượng Hải cũng tuyên bố cấm thị trường gia cầm sống trong 3 năm.
Về đợt bùng phát dịch bệnh bất ngờ này, chuyên gia Lâm Hiểu Húc – người từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện nghiên cứu Lục quân Mỹ – đã phân tích nguyên nhân từ nhiều góc độ, bao gồm cúm, lây nhiễm đan xen giữa SARS-CoV-2 và cúm mùa, vấn đề thông tin không rõ ràng, cùng tình hình thực tế mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu, cũng như hiểm họa mà dịch cúm gia cầm có thể gây ra cho sức khỏe cộng đồng của Trung Quốc và toàn cầu, đồng thời cảnh báo mọi người không nên chủ quan.
Thông báo của ĐCSTQ tuyên bố đây là thời gian cao điểm của dịch cúm mùa, nhưng tình hình thực tế trong dân gian nghiêm trọng hơn nhiều. Nhiều video trên mạng cho thấy các phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện ở khắp mọi nơi đều chật kín bệnh nhân, tình trạng của một số người thậm chí còn xấu đi nhanh chóng trong vòng vài ngày, xuất hiện hiện tượng phổi trắng, đồng thời thực tế các lò hỏa táng cũng cũng hoạt động bất thường.
Chuyên gia virus học người Mỹ Lâm Hiểu Húc chỉ ra rằng mùa đông năm nay cho thấy tình hình bệnh hô hấp gia tăng không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, nhưng ở Trung Quốc đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, có nhiều yếu tố liên quan đến hiện tượng này.
Ông Lâm Hiểu Húc nhắc nhở rằng do mọi người quá chú ý cúm mùa và COVID-19 nên có thể đã không lưu ý đến xu hướng bùng phát dịch cúm gia cầm có thể tăng tốc, nguy cơ lây nhiễm đối với người tiếp tục tăng lên. Trung Quốc đã ở trong tình trạng dịch bệnh đặc hữu với các đợt bùng phát thường xuyên ở nhiều nơi như Quảng Đông, Thượng Hải.
Về vấn đề này, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã báo cáo hơn 600 trường hợp nhiễm H5N1, hơn 300 trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong vượt 50%, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho cộng đồng quốc tế. Ở nơi khác như Mỹ, năm ngoái Mỹ báo cáo 67 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5, trong đó 1 người tử vong, trở thành nước có số ca mắc bệnh cao nhất thế giới, trong khi báo cáo chính thức của Trung Quốc chỉ là một con số, số liệu đó còn nhiều nghi ngờ.
“Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) gần đây đang triển khai công tác diễn tập kiểm soát dịch bệnh, họ liệt kê vấn đề người bị nhiễm cúm gia cầm là số một, thậm chí xếp hạng trước COVID-19”, ông giải thích, “Điều này cho thấy chính quyền địa phương đã nắm bắt được trường hợp người bị nhiễm cúm gia cầm, và sẽ không phải trường hợp cá biệt, nhưng không công bố ra bên ngoài. Đây thực sự là tín hiệu cảnh báo quan trọng!”
Bệnh viện nhân dân thứ 4 thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây có thông báo rằng vào ngày 25/12/2024, họ đã điều trị cho một bệnh nhân được xác nhận là cúm gia cầm H10N3 (nghiêm trọng) và kèm theo viêm phổi nặng, suy hô hấp và nhiễm trùng huyết. Sau khi điều trị, người bệnh này đã được chuyển đến khu bình thường vào ngày 6/2/2025. Về trường hợp này, tờ Tin chiều Liễu Châu (thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây) đưa tin rằng cô Chung đã tiếp xúc với gia cầm trước khi bị bệnh, cô bị ho, sốt vào giữa tháng 12/2024, ban đầu cô nghĩ bị cảm lạnh, sau đó được xác nhận là phổi trắng, tình trạng của cô xấu đi đến mức có lúc hôn mê. Theo thông báo chính thức, đây là trường hợp thứ 4 trên thế giới bị nhiễm H10N3.
Ngoài ra, thành phố Thượng Hải gần đây đã bắt đầu cấm bán gia cầm sống trong 3 năm, nhưng nhà chức trách không đưa ra lý do rõ ràng. Ông Lâm Hiểu Húc nghi ngờ rằng điều này có thể là do dịch bệnh cúm gia cầm đã bắt đầu lan rộng ở địa phương, nhưng chính quyền không muốn thừa nhận công khai.
Ông Lâm so sánh tình hình ở New York, cho thấy chính quyền Trung Quốc luôn không minh bạch thông tin và người dân nên đặc biệt cảnh giác. Ông nói: “Bộ Y tế New York vào ngày 3/2 đã thông báo cho các bệnh viện để tiến hành sàng lọc cúm gia cầm đối với những người nhiễm đường hô hấp không rõ nguyên nhân, đồng thời triển khai thực hiện các biện pháp cách ly cho họ. Các khu bệnh viện không được sử dụng điều hòa không khí trung tâm, nhằm để ngăn chặn virus lây lan. Đồng thời khuyến nghị dùng bất kỳ thiết bị xét nghiệm nào có thể. Tuy nhiên, CDC Mỹ không có thuốc thử sàng lọc nhanh kháng nguyên cúm gia cầm được FDA chấp thuận, chỉ có xét nghiệm axit nucleic chậm hơn. Mặc dù tiểu bang New York chưa báo cáo nhiều trường hợp nhiễm bệnh, nhưng đã đưa ra cảnh báo sớm để nâng cao cảnh giác xã hội”.
Ông Lâm Hiểu Húc cho biết, cộng đồng quốc tế đã lên án thí nghiệm của Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán về tăng chức năng SARS-CoV-2, nhưng trên thực tế phạm vi nghiên cứu của quân đội Trung Quốc cũng bao gồm virus cúm gia cầm. Theo thông tin, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra một chủng virus H5N6 mới, tổ hợp gen của nó bao gồm 2 protein quan trọng của H5N6 và 6 protein cấu trúc bên trong của H9N2. Trong thí nghiệm trên chuột cho thấy, virus tái tổ hợp này có tỷ lệ tử vong 100% trong vòng 7 ngày và có thể lây lan qua không khí và bình xịt, có nghĩa là nó có thể lây lan mà không cần tiếp xúc gần và có nguy cơ cực kỳ cao.
Ông cảnh báo rằng nếu virus này không ngừng tiến hóa, đến lúc có khả năng lây truyền liên tục giữa người với người, thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Vì khi đó chúng không chỉ lây truyền qua tự nhiên bởi chim hoang dã, mà còn có thể lây lan qua hoạt động của con người. Năm 2023, cơ quan chức năng ở Mỹ phát hiện ít nhất 2 loại virus H5N1 kiểu gen khác nhau, cho thấy tốc độ biến đổi của virus cúm gia cầm ở Bắc Mỹ đang tăng nhanh. Một vấn đề khá khó hiểu là vào năm ngoái, dịch cúm gia cầm bùng phát đột ngột ở các trang trại bò sữa ở nhiều bang của Mỹ, các trường hợp nhiễm bệnh đồng thời xuất hiện ở các khu vực khác nhau, mô hình bất thường chưa từng có này đã thu hút chú ý của thế giới bên ngoài về đường truyền của virus.
Ông Lâm Hiểu Húc tin rằng Mỹ hiện đang chú ý đầy đủ đến virus cúm gia cầm. Mặc dù mối đe dọa dịch bệnh ngày càng tăng, nhưng CDC Mỹ vẫn định nghĩa là “nguy cơ thấp”, điều này có thể dẫn đến phản ứng chậm.
Hiện tại đã có nghiên cứu phát hiện đột biến gen PB2 của virus H5N1 làm cho nó thích nghi hơn với động vật có vú, điều này cho thấy virus đã tiến hóa theo hướng thích nghi với sự lây truyền của con người. Nếu CDC Mỹ vẫn theo thủ tục để đến khi virus hoàn thành đột biến mới xây dựng chiến lược kiểm soát, như vậy có thể lặp lại sai lầm của dịch COVID-19, trong trường hợp cảm nhiễm ở người tăng lên, thì tốc độ đột biến virus sẽ tăng nhanh hơn đáng kể, đến lúc đó chi phí kiểm soát sẽ vượt xa các biện pháp phòng ngừa hiện tại.
Ông cho rằng thế giới phải tăng cường cảnh giác, tăng cường giám sát và nghiên cứu virus cúm gia cầm, đặc biệt là theo dõi chặt chẽ các chủng virus có khả năng gây ra đại dịch. Thực trạng không minh bạch của Chính phủ Trung Quốc về dữ liệu dịch bệnh, cùng với nguy cơ tiềm ẩn virus có thể được sử dụng làm vũ khí sinh học, khiến vấn đề này trở thành mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng hơn. Nếu các nước không hành động sớm, trong tương lai có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng hơn COVID-19.
Chủng virus chính của dịch cảm cúm năm nay là cúm A H1N1 – loại biến thể xâm lấn hơn mà không phải là cúm mùa thông thường. Ông Lâm Hiểu Húc cho biết, “Dịch cúm A năm nay thực sự tương đối nghiêm trọng. Trước đây là virus H1N1, sau khi bùng phát quy mô lớn vào năm 2009 đã dần thích nghi với cơ thể người nên tác động đã suy yếu, nhưng chủng virus năm nay dường như đã thay đổi”.
Ông giải thích thêm: “Dữ liệu từ Nam bán cầu cho thấy tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin cúm năm nay dưới 40%, phản ánh mức độ biến đổi của virus lớn hơn và dễ thoát khỏi sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch hơn. Do đó có thể hiểu được về sự gia tăng các trường hợp nghiêm trọng”.
Ngoài ra, một số người bị cảm cúm đã xuất hiện “viêm não liên quan đến cúm” hoặc “viêm não hoại tử”, thậm chí có người trẻ tuổi đột ngột qua đời vì viêm cơ tim do virus gây ra. Điều này cho thấy độc tính cúm năm nay có thể mạnh hơn trước, đặc biệt là đối với trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu.
Ngoài cúm A, SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lây lan ở Trung Quốc và cho thấy xu hướng lây nhiễm xen kẽ với cúm. “Số liệu thống kê chính thức không minh bạch, số liệu do CDC Trung Quốc đưa ra thường là một tổng số đơn giản, thiếu số liệu thống kê chi tiết cụ thể về các trường hợp nhập viện, nặng và tử vong”, ông Lâm lưu ý.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, SARS-CoV-2 vẫn còn lưu hành trên toàn Trung Quốc và xuất hiện đỉnh lớn hơn trong một số khoảng thời gian nhất định. Như vậy, trên thực tế nghiên cứu không khác gì thừa nhận rằng vào thời điểm năm 2023, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không công khai đã có một làn sóng tác động khác của dịch bệnh COVID-19.
Báo cáo hàng tuần của CDC Trung Quốc gần đây đã công bố một nghiên cứu cho hay, dịch bệnh hiện nay thể hiện mô hình dịch bệnh xen kẽ “loại này tăng loại kia giảm” giữa SARS-CoV-2 (COVID-19) và virus cúm, cho thấy có thể có xu hướng “cúm hóa”, và như vậy SARS-CoV-2 hình thành mô hình dịch bệnh theo mùa.
Về vấn đề này, chuyên gia Lâm Hiểu Húc tin rằng chính quyền Trung Quốc cố tình làm giảm chú ý ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khi xem là “cúm hóa”, khiến công chúng nhầm tưởng rằng tác hại của dịch bệnh COVID-19 đã giảm đáng kể. Ông nhấn mạnh: “Bây giờ không nên coi COVID-19 đơn giản là cái gọi là cúm mùa, bởi vì mô hình dịch bệnh của nó có thể khá khác với cúm, và mức độ nghiêm trọng có thể khá lớn hơn”.
Tuy nhiên, không chỉ có cúm A và COVID-19, nhiều loại virus khác cũng đang lưu hành đồng thời, chẳng hạn như virus RSV (Respiratory Syncytial), mycoplasma pneumoniae, metapneumovirus ở người. “Vài năm qua sau đại dịch COVID-19, nhiều loại mầm bệnh đồng thời tăng cao vào mỗi mùa đông, đây đã là xu hướng trên toàn thế giới”, ông Lâm giải thích.
Trong số đó, dịch viêm phổi mycoplasma đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Quốc, nhiều bệnh nhân do hệ thống miễn dịch bị tổn thương sau khi nhiễm cúm hoặc COVID-19, dẫn đến khi bị viêm phổi mycoplasma thì bệnh nặng hơn.
Ông nói thêm, “Trong các bệnh viện tại Trung Quốc có rất nhiều vi khuẩn kháng thuốc, vấn đề kháng thuốc kháng sinh diễn ra nghiêm trọng, vì vậy một khi nhập viện thì ngược lại dễ bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc khác hơn”.
Chuyên gia Lâm cho biết ĐCSTQ luôn áp dụng chiến lược “minh bạch nửa vời” trong các vấn đề. Ông cho hay, “Chính phủ Trung Quốc luôn làm điều này về các vấn đề, về cơ bản là công khai ra dư luận một phần sự thật, nhưng tình hình thực tế thường bị che đậy”.
Ví dụ, dữ liệu dịch bệnh được công bố chính thức thường là thống kê chung chung là “bệnh truyền nhiễm loại C [tức là các bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác]”, thiếu dữ liệu phân tích cụ thể, thậm chí số người chết cũng không được tiết lộ chi tiết. “Người dân thường chỉ có thể nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi đích thân đến bệnh viện và nhìn thấy người bệnh đông đúc, hoặc đến nhà tang lễ nhìn thấy tình hình xếp hàng hỏa táng”.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân trong tình hình dịch bệnh phức tạp? Chuyên gia Lâm cảnh báo mọi người đừng xem nhẹ, ông đưa ra lời khuyên sau:
– Không tin tưởng mù quáng vào dữ liệu chính thức: Đừng xem nhẹ chỉ vì chính phủ trấn án “không có gì nghiêm trọng”;
– Tăng cường bảo vệ cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, cố gắng tránh đến những nơi khép kín mà đông dân cư;
– Đi khám bác sĩ sớm nhất có thể: Cúm và COVID-19 đều có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, một khi thấy triệu chứng nặng nên sớm đi khám bác sĩ, không được chậm trễ (trường hợp cái chết đột ngột của ngôi sao điện ảnh Từ Hy Viên đủ để cảnh tỉnh mọi người)
– Cải thiện khả năng miễn dịch: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tăng cường tập thể dục để cải thiện sức khỏe;
– Cảnh giác với dịch cúm gia cầm: Nếu cơ quan chức năng bắt đầu thúc đẩy tiêm vắc-xin cúm gia cầm, điều đó có nghĩa là rủi ro đã rất lớn;
Chuyên gia Lâm đặc biệt nhấn mạnh rằng sức khỏe tinh thần rất quan trọng để chống lại virus, thậm chí còn quan trọng hơn các biện pháp bảo vệ ở cấp độ vật lý. Ông chỉ ra: “virus là vô hình không thể nhìn thấy, vậy thì chúng ta chỉ có thể sử dụng năng lượng tích cực để chống lại virus âm tính”.
Ông đề cập rằng nhìn lại kinh nghiệm cho thấy những người có đức tin và làm việc thiện có tỷ lệ vượt qua dịch bệnh tốt hơn, ví dụ về Cái chết Đen thời Trung cổ: “Khi đó, bệnh dịch hạch đen hoành hành ở châu Âu, nhiều người chết, nhưng những người có đức tin không chỉ có thể tự mình chống lại bệnh dịch, mà còn có thể chăm sóc người bệnh, thậm chí mạo hiểm để giúp đỡ người khác”.
Ông giải thích: “virus về cơ bản là một thứ năng lượng tiêu cực, nó xâm nhập vào cơ thể con người và sẽ làm suy yếu sức sống của cơ thể. Còn những người có đức tin và duy trì chánh niệm thường có sức mạnh tinh thần mạnh mẽ hơn – điều đó có thể là một loại hàng rào bảo vệ bên trong”.
Ông nói rằng rất nhiều người có tín ngưỡng không bị lây nhiễm trong thời gian dịch bệnh cái chết đen bùng phát ở châu Âu, thậm chí còn có thể giúp đỡ được người khác. Vì vậy, ông lưu ý mọi người hãy giữ đức tin cùng những suy nghĩ tốt, làm nhiều việc tốt để xây dựng trụ cột tinh thần vững chắc, đức tin đó có thể là niềm tin tôn giáo cũng có thể là niềm tin [ngoài tôn giáo] như tin vào đạo đức, qua đó xây dựng sức mạnh tinh thần có thể trở thành rào cản mạnh mẽ để chống lại virus.
Chuyên gia Lâm Hiểu Húc dự đoán rằng dịch bệnh của Trung Quốc sẽ bùng phát sớm nhất là vào mùa xuân năm 2025. Cả thế giới nên cảnh giác rằng đợt bùng phát này không chỉ là “cúm thông thường”, mà là kết quả của quá trình lây lan đan xen nhiều loại virus, nhưng khả năng bùng phát dịch cúm gia cầm có thể trở thành thảm họa sức khỏe cộng đồng tiếp theo. Ông Lâm cảnh báo: “COVID-19 đã qua, không có nghĩa là thảm họa đã kết thúc, đại dịch thực sự có thể vẫn còn ở phía trước. Trong bối cảnh như vậy, mọi người cần cảnh giác hơn và thực hiện các biện pháp bảo vệ khoa học để đối phó với những thách thức lớn hơn có thể xảy ra. Bóng tối của dịch bệnh vẫn chưa biến mất, tất cả những gì chúng ta có thể làm là tỉnh táo và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể vẫn đến”.
Khi đang trên đường đến bệnh viện, Sha'nya Bennett chuyển dạ nhanh nên đành phải…
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương xử lý nghiêm vi…
Tổng chưởng lý của 17 tiểu bang Hoa Kỳ đã gửi thư cảnh cáo tới…
FBI cho biết hôm thứ Ba (11/2), họ đã phát hiện 2400 hồ sơ mới…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết tâm bảo đảm đưa toàn bộ công dân…
NATO cần một cuộc đại cải tổ sâu rộng, theo quan điểm của tỷ phú…