WHO cân nhắc đổi tên bệnh đậu mùa khỉ vì lo ngại kỳ thị và phân biệt chủng tộc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cân nhắc việc thay đổi tên chính thức cho bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox), do lo ngại về sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc xung quanh loại virus đã lây nhiễm cho gần 1.300 người tại hơn hai chục quốc gia.

Tuần trước, hơn 30 nhà khoa học quốc tế đã nói rằng cái tên “đậu mùa khỉ” là phân biệt đối xử và kỳ thị, và cần phải đổi tên nó “khẩn cấp”. Người phát ngôn cho biết tên hiện tại không phù hợp với hướng dẫn của WHO về khuyến nghị tránh các vùng địa lý và tên động vật.

Đề xuất này lặp lại tranh cãi tương tự nổ ra trước đây khi WHO nhanh chóng đổi tên virus corona thành Sars-CoV-2 sau khi mọi người trên thế giới gọi nó là virus Trung Quốc hoặc virus Vũ Hán. 

Nguồn gốc động vật thực sự của bệnh đậu mùa khỉ, đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật có vú, vẫn chưa được biết.

Nhóm các nhà khoa học viết trong bức thư trực tuyến: “Trong bối cảnh dịch bùng phát toàn cầu hiện nay, việc tiếp tục nhắc đến và gọi tên loại virus này đến từ châu Phi không chỉ không chính xác mà còn mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử”.

Người phát ngôn cho biết WHO đang tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia về cái tên virus orthopox – thuộc chi bệnh của chủng bệnh đậu mùa khỉ – để đặt tên phù hợp hơn.

Người phát ngôn cho biết trong email rằng “việc đặt tên cho các căn bệnh “nên được thực hiện với mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực”, “và tránh gây xúc phạm đến bất kỳ nhóm văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào”.

Bệnh đậu mùa khỉ đã từng là bệnh dịch ở Tây và Trung Phi trong nhiều thập kỷ, nhưng các ca bệnh chủ yếu liên quan đến sự lây lan từ động vật, hơn là lây truyền từ người sang người.

Trong các đợt bùng phát trước đây bên ngoài các nước châu Phi, chẳng hạn như ở Mỹ năm 2003, các ca bệnh có liên quan đến việc tiếp xúc với động vật mang virus hoặc đi đến các vùng có dịch bệnh.

Mặc dù vẫn chưa rõ bằng cách nào mà bệnh đậu mùa ở khỉ xâm nhập vào người trong đợt bùng phát hiện tại, nhưng virus đã lây lan qua tiếp xúc gần gũi, thân mật – một sự thay đổi so với các đợt dịch trước đó.

Các nhóm khác đã cảnh báo về sự kỳ thị trong truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ. Vào cuối tháng 5, Hiệp hội báo chí nước ngoài của châu Phi đã yêu cầu truyền thông phương Tây ngừng sử dụng ảnh của người da đen để làm nổi bật tình trạng bệnh như thế nào trong các bài báo về bệnh ở Mỹ hoặc Anh.

Trong nhiều tuần kể từ đó, các nhà khoa học cũng đã đưa ra quan điểm rằng một số tổn thương mà bệnh nhân đang xuất hiện trong đợt bùng phát hiện tại này khác với những gì đã được ghi nhận trong lịch sử ở châu Phi.

Nhóm viết: “Như bất kỳ căn bệnh nào khác, nó có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới và gây ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể chủng tộc hay sắc tộc.

“Vì vậy, chúng tôi tin rằng không có chủng tộc hay nước da nào nên là ‘bộ mặt đại diện’ của căn bệnh này”.

Các nhà khoa học tại WHO và các tổ chức khác đã chỉ ra rằng có rất ít sự chú ý của quốc tế đến loại virus này cho đến khi nó lây lan sang các nước bên ngoài Châu Phi.

Ngân Hà (theo Bloomberg)

 

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

5 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

5 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

12 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

13 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

15 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

15 giờ ago