Ngày càng nhiều nước châu Âu tham gia tẩy chay thiết bị mạng của các hãng công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE. Đến nay, 11 quốc gia EU đã tham gia cuộc tẩy chay.
Tuần trước Đức cho biết, họ đã chuẩn bị yêu cầu các công ty của mình hạn chế, hoặc cấm sử dụng thiết bị Huawei.
Tháng 6 năm nay, Ủy viên phụ trách Thị trường nội bộ của EU, ông Thierry Breton, đã kêu gọi thêm nhiều nước EU tẩy chay thiết bị của 2 công ty Trung Quốc này, nhằm đảm bảo sản phẩm của họ không được sử dụng trong mạng viễn thông 5G của EU.
11 quốc gia tham gia cuộc tẩy chay bao gồm Anh, Estonia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Latvia, Litva, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển.
Năm 2020, Anh quyết định cấm các sản phẩm từ các nhà cung cấp được coi là có rủi ro bảo mật cao, như Huawei, xâm nhập vào mạng 5G của nước này. Năm ngoái, Anh đã quyết định gia hạn thời hạn loại bỏ hoàn toàn sản phẩm Huawei khỏi mạng lưới của Anh đến cuối năm 2023.
Năm 2020, chính quyền Pháp đã thông báo với các nhà khai thác viễn thông có kế hoạch mua thiết bị 5G của Huawei, rằng họ sẽ không được gia hạn giấy phép cho thiết bị này khi chúng hết hạn, từ đó loại bỏ Huawei khỏi mạng di động một cách hiệu quả.
Hôm 20/9, Bộ Nội vụ Đức đề xuất đề xuất, buộc các nhà khai thác viễn thông Đức loại bỏ những thiết bị chủ chốt của Huawei và ZTE khỏi mạng lõi 5G của họ trước năm 2026.
Thụy Điển ban hành lệnh cấm vào năm 2020, cấm các công ty trong nước sử dụng thiết bị viễn thông Huawei và ZTE trong mạng 5G của họ. Phán quyết của Tòa phúc thẩm vào tháng 6 năm nay vẫn giữ nguyên lệnh cấm.
Ngày 18/9, cơ quan quản lý viễn thông Bồ Đào Nha cho biết, họ đang làm việc với các nhà khai thác, nhằm triển khai nghị quyết cấm thiết bị Huawei xâm nhập vào mạng di động 5G của nước này một cách hiệu quả.
Quốc hội Estonia đã thông qua luật vào năm 2021, cấm các công ty viễn thông trong nước mua thiết bị viễn thông của Trung Quốc một cách hiệu quả.
Quốc hội Litva cũng ban hành nghị định vào năm 2021, quy định thiết bị liên quan đến Trung Quốc không được phép sử dụng trong mạng 5G thế hệ tiếp theo của nước này, nếu chúng không vượt qua cuộc đánh giá an ninh quốc gia của chính phủ.
Tác giả cuốn sách “Cuộc chiến không dây” Jonathan Pelson nhận định, “gã khổng lồ” công nghệ Huawei của Trung Quốc đã trở nên nổi bật trên thị trường thế giới nhờ nhận được hàng chục tỷ đô la tài trợ từ Bắc Kinh, qua đó cho phép công ty này hạ gục các đối thủ cạnh tranh và giành được thị phần.
Tháng 12/2019, The Wall Street Journal đưa tin, Huawei đang ở vị thế mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, vì họ có quyền tiếp cận khoản hỗ trợ của nhà nước cộng sản Trung Quốc trị giá khoảng 75 tỷ USD, dưới hình thức trợ cấp, cho vay, tài trợ, giảm thuế và chiết khấu bán đất.
Theo ông Pelson, 75 tỷ USD, có nghĩa là trung bình Huawei được hỗ trợ 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 15 năm, là một số tiền rất lớn.
Ông giải thích: “Nếu họ được chính phủ hỗ trợ 5 tỷ USD mỗi năm, cho phép họ kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn thể hiện có lãi, thì thật khó để đánh bại họ trên thị trường toàn cầu.”
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…