25 nghị sĩ Mỹ thúc giục điều tra hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của TQ

Một nhóm 25 thượng nghị sĩ hôm thứ Hai (2/12) đã gửi thư thúc giục chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành điều tra hệ thống tín nhiệm xã hội doanh nghiệp của Trung Quốc. Các nhà lập pháp Mỹ bày tỏ “cực kỳ quan ngại” hệ thống xếp hạng doanh nghiệp này có thể đặt ra mối đe dọa cho các công ty và lao động Mỹ.

Toà nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Shutterstock)

Trong bức thứ hôm 2/12 gửi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, nhóm 25 thượng nghị sĩ nói rằng hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc “đặt ra các câu hỏi cơ bản về liệu những mở cửa như đã hứa hẹn và các cải cách quy định trên giấy đối với các công ty Mỹ đang kinh doanh trong và với Trung Quốc sẽ được thực thi trên thực tế hay không”.

Hệ thống tín nhiệm xã hội doanh nghiệp được chính quyền Trung Quốc khởi động từ năm 2014 và sẽ hoàn thành đầy đủ chức năng vào năm 2020. Hệ thống này sẽ sử dụng một loạt các thuật toán thu thập và đánh giá dữ liệu doanh nghiệp để chấm điểm cả các công ty nội địa và quốc tế về việc tuân thủ khoảng 300 quy tắc do nhà nước quy định.

Các công ty có điểm số thấp hơn một ngưỡng nhất định sẽ đối mặt với việc bị trừng phạt, trong đó có hạn chế giấy phép kinh doanh, cơ hội mua sắm, chịu thuế suất cao, và thậm chí mất quyền tiếp cận thị trường.

Vòng đánh giá đầu tiên đã gán điểm cho khoảng 33 triệu công ty, theo một tuyên bố hồi tháng Chín của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc – một cơ quan kế hoạch kinh tế vĩ mô trực thuộc Hội đồng Nhà nước.

Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu chính quyền Trump ưu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống xếp hạng doanh nghiệp nêu trên của Trung Quốc và trình bày phân tích này trong các báo cáo tương lai liên quan tới Trung Quốc và các mối quan hệ thương mại song phương.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner trong thông cáo báo chí phát đi hôm 2/12 cho hay: “Các giá trị Mỹ của chúng ta không phải để mua bán, và đó là lý do tại sao chúng ta nên theo dõi Trung Quốc nỗ lực cưỡng chế các doanh nghiệp Mỹ phải tuân thủ hệ thống khiếm khuyết của họ.”

Thượng nghị sĩ Dân chủ Michael Bennet nói trong một tuyên bố rằng: “Hệ thống Tín nhiệm Xã hội Doanh nghiệp của Trung Quốc là bước phát triển đáng báo động khi mà trong những năm gần đây quốc gia này đang leo thang kiểm duyệt truyền thông, internet và nghệ thuật.

Trong bức thư gửi Đại diện Thương mại Mỹ, các thượng nghị sĩ đã đưa ra chú ý đặc biệt về tranh cãi gần đây xoay quanh Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA). NBA đã cúi đầu trước áp lực của Bắc Kinh và phải đưa ra lời xin lỗi về một tweet ủng hộ các cuộc biểu tình Hồng Kông của tổng giám đốc câu lạc bộ Houston Rockets.

Vụ việc này là “tình huống mới nhất trong một loạt các nỗ lực của Trung Quốc nhằm triển khai quyền lực nhà nước và kinh tế của họ để uốn nắn các tổ chức của Mỹ phải tuân thủ ý chí [Bắc Kinh],” các nghị sĩ viết trong thư.

Nhóm 25 thượng nghị sĩ cũng bày tỏ quan ngại rằng khi hệ thống xếp hạng doanh nghiệp có hiệu lực, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể gây thêm áp lực đối với các doanh nghiệp Mỹ và ép họ phải tán đồng các lập trường chính trị của Bắc Kinh.

Vào năm 2018, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã gửi thư cho 44 hãng hàng không quốc tế, trong đó có các công ty của Mỹ như American Airlines, Delta, và United Airlines, yêu cầu các doanh nghiệp này phải loại bỏ việc đề cập Đài Loan là một quốc gia.

Chế độ Trung Quốc trước nay vẫn coi hòn đảo tự trị Đài Loan là một tỉnh ngoài khơi xa của họ và sẽ được tái thống nhất vào đại lục, kể cả bằng vũ lực nếu cần. Trên thực tế, Đài Loan là nền dân chủ có chính phủ, pháp luật và quân đội hoàn toàn độc lập với Trung Quốc đại lục.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nói trong một tuyên bố: “Các công ty Mỹ cần phải quyết định cách thức phản ứng với những nỗ lực bóp nghẹt tự do ngôn luận của Trung Quốc.

Trong thư, các thượng nghị sĩ cũng cảnh báo rằng vì chế độ Trung Quốc “không coi trọng luật pháp, kiểm tra và cân bằng, minh bạch và báo chí tự do”, nên hệ thống tín nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ có thể đưa ra “một loạt các biện pháp trừng phạt vô lý”.

Khi trừng phạt các cá nhân đại diện cho các công ty bị coi là ‘không đáng tin cậy’, chính quyền Trung Quốc có thể ban hành hạn chế di trú, phân biệt đối xử về thuế, chế tài cá nhân và các trừng phạt khác,” các thượng nghị sĩ viết.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

18 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

55 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

2 giờ ago