Ngày 10/11, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP26) tổ chức tại Glasgow, Scotland thuộc Vương quốc Anh đã công bố một Dự thảo thỏa thuận. Nếu trong vài ngày tới, các nước cuối cùng có thể đạt được thỏa thuận về nội dung của dự thảo, sẽ mở đường cho vấn đề giảm khí thải mạnh mẽ hơn trước khi kết thúc năm 2022.
Dự thảo thỏa thuận này có tổng cộng 7 trang và đã được nước chủ trì của COP26 là Vương quốc Anh công bố, nhưng đây vẫn chưa phải là văn bản cuối cùng. Các đại diện của COP26 từ gần 200 nước sẽ bắt đầu tham vấn về vấn đề này trong vài ngày tới và cần đạt được đồng thuận cuối cùng.
Sau đây là 4 điểm nổi bật của Dự thảo thỏa thuận này:
Dự thảo thỏa thuận thừa nhận tầm quan trọng của việc nhiệt độ Trái đất tăng giới hạn ở mức 1,5°C. Dự thảo nhấn mạnh rằng so với 2°C, khi mức tăng được giới hạn ở 1,5 °C thì tác động của biến đổi khí hậu sẽ nhỏ hơn nhiều.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu toàn cầu phải được kiểm soát trong khoảng 1,5°C (tương đương mức thời trước công nghiệp hóa) để tránh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu và tiến tới các kịch bản thảm khốc.
Dự thảo thỏa thuận yêu cầu các chính phủ “đẩy mạnh việc chấm dứt trợ cấp cho dự án về than và nhiên liệu hóa thạch”. Vì muốn giảm phát thải khí nhà kính phải loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên Dự thảo không đưa ra ngày cụ thể. Trong một cuộc họp báo, Chủ tịch phụ trách khí hậu và kinh tế của Viện Tài nguyên Thế giới là Helen Mountford cho biết rằng dự thảo không đưa ra ngày tháng, nhưng sẽ “tăng tốc các nỗ lực” để thực hiện điều đó.
Trước khi đến Glasgow, Chủ tịch COP26 Sharma cho biết rằng việc xác định ngày chấm dứt sử dụng than là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông.
Cũng có những nghi ngờ về việc liệu các điều khoản về nhiên liệu hóa thạch trong Dự thảo có thể duy trì tồn tại trong các cuộc đàm phán sắp tới hay không, do một số nước được cho là sẽ phản đối.
Trong một phần rất dài của Dự thảo có một số yêu cầu cứng rắn, đề nghị thực thi cam kết đưa ra từ hơn một thập kỷ trước: mỗi năm các nước giàu nhất thế giới cung cấp hỗ trợ cho các nước đang phát triển 100 tỷ đô la Mỹ tài trợ vấn đề khí hậu. Mục tiêu này được cho là sẽ đạt được vào năm 2020, nhưng đã không đạt được. Nguồn quỹ này nên được sử dụng để giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải carbon đồng thời tạo điều kiện cho các nước này thích ứng với tác động của cuộc khủng hoảng.
Dự thảo nghị quyết kêu gọi tất cả các bên kiểm tra lại và đẩy mạnh mục tiêu giảm phát thải mà các nước đã quyết định cần đạt được trước năm 2030, nỗ lực cho đóng góp giảm phát thải của các nước vào trước khi kết thúc năm 2022 được nhất quán với mục tiêu nhiệt độ của Thỏa thuận Paris (năm 2016).
Dự thảo kêu gọi cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu một cách nhanh chóng, có chiều sâu và liên tục, bao gồm lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030 giảm 45% so với mức năm 2010 và đạt được trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Theo Lâm Nghiên/ Epoch Times
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…