Phát hiện đột phá: Mặt trời, không phải CO2, là nguyên nhân biến đổi khí hậu
Theo một nghiên cứu mới đây, sự thay đổi bức xạ nhiệt mặt trời chứ không phải khí carbon dioxide (CO2) do con người thải ra là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu trong 4 thập kỷ gần đây. Kết quả nghiên cứu mới này mang đến những phát hiện hoàn toàn trái ngược với kết luận của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC).
Báo cáo nghiên cứu có tên “Mặt trời đã ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng nhiệt độ ở Bắc bán cầu? Cuộc tranh luận đang diễn ra” được thực hiện bởi bởi 23 chuyên gia trong lĩnh vực vật lý năng lượng mặt trời và khoa học khí hậu từ 14 quốc gia khác nhau. Kết quả của nghiên cứu được bình duyệt (peer review) bởi một nhóm gần hai mươi nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, cho thấy “Tổng bức xạ Mặt trời (TSI – Total Solar Irradiance), tức là năng lượng do Mặt trời phát ra trong vài thế kỷ qua mới là nhân tố chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu gần đây. Hay nói một cách khách, yếu tố tự nhiên là nguyên nhân biến đổi khí hậu, chứ không phải yếu tố con người.
Trong khi đó, ngày 9/8/2021, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC- Intergovernmental Panel on Climate Change) tiếp tục công bố “Báo cáo đánh giá” thứ sáu, được gọi là AR6, một lần nữa lập luận ủng hộ quan điểm rằng việc con người phát thải CO2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, là nguyên nhân biến đổi khí hậu. Báo cáo cho biết trách nhiệm của con người là “rõ ràng.”
Trong bài đánh giá khoa họcđăng bởi tạp chí khoa học quốc tế Nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý Thiên văn (RAA – Research in Astronomy and Astrophysics), các nhà khoa học cho biết: báo cáo này là toàn diện nhất từ trước đến nay, qua thực hiện phân tích 16 bộ dữ liệu đầu ra năng lượng Mặt trời được công bố nổi bật nhất, bao gồm cả những bộ được IPCC sử dụng.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh chúng với 26 mô hình giả định khác nhau về xu hướng nhiệt độ ở Bắc bán cầu kể từ thế kỷ 19 (được sắp xếp thành năm loại), bao gồm cả bộ dữ liệu được IPCC sử dụng. Họ tập trung vào Bắc bán cầu vì dữ liệu có sẵn từ đầu thế kỷ 20 trở về trước hạn chế hơn nhiều đối với Nam bán cầu, nhưng kết quả của báo cáo có thể được khái quát cho nhiệt độ toàn cầu.
Tập dữ liệu khác nhau dẫn đến kết luận khác nhau về nguyên nhân biến đổi khí hậu
Nghiên cứu cho thấy các bộ dữ liệu khác nhau được sử dụng sẽ dẫn đến các kết luận khác nhau về nguyên nhân của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ví dụ, trong hình dưới đây, cả hai nhóm biểu đồ đều dựa trên dữ liệu khoa học đã được công bố, nhưng mỗi nhóm sử dụng các bộ dữ liệu và giả định khác nhau. Ở bên trái, giả định rằng các bản ghi nhiệt độ có sẵn không bị ảnh hưởng bởi vấn đề đảo nhiệt đô thị (urban heat island -UHI), và vì vậy tất cả các trạm đo nhiệt độ đều được sử dụng, cho dù ở thành thị hay nông thôn. Ở bên phải, chỉ các trạm nông thôn được sử dụng. Ở bên trái, bức xạ năng lượng Mặt trời được lập mô hình bằng cách sử dụng tập dữ liệu có độ biến thiên thấp đã được chọn cho Báo cáo đánh giá lần thứ 6 của IPCC. Điều này có nghĩa là không có đóng góp nào từ các yếu tố tự nhiên vào sự ấm lên lâu dài của Trái đất. Ở bên phải, bức xạ năng lượng mặt trời được lập mô hình bằng cách sử dụng tập dữ liệu có độ biến thiên cao thu được từ vệ tinh giám sát mặt trời ACRIM của NASA. Điều này ngụ ý rằng hầu hết, nếu không phải tất cả, sự thay đổi nhiệt độ trong thời gian dài là do các yếu tố tự nhiên – Mặt trời.
Về cơ bản, các thành phố có xu hướng ấm hơn vùng nông thôn do hoạt động của con người và các công trình kiến trúc, vì vậy các trạm đo nhiệt độ có các thành phố mọc lên xung quanh chúng sẽ cho thấy sự gia tăng nhiệt độ nhân tạo do quá trình đô thị hóa chứ không phải do sự nóng lên toàn cầu. IPCC đã bác bỏ những lo ngại đó, cho rằng đô thị hóa chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc tăng nhiệt độ ước tính.
Tuy vậy, nghiên cứu đã chỉ ra những sai sót rõ ràng trong cách tiếp cận được IPCC sử dụng để ước tính sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu bằng cách sử dụng dữ liệu từ cả địa điểm thành thị và nông thôn và bức xạ Mặt trời có độ biến thiên thấp.
Sự thiên vị khoa học?
Vì những lý do nào đó mà IPCC chọn cách bỏ qua dữ liệu vệ tinh ACRIM của NASA và các bộ dữ liệu khác để ủng hộ giả thuyết về trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu.
Theo các tác giả nghiên cứu, những quan điểm khoa học bất đồng về nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu này đã bị IPCC cố tình trấn áp và không được phản ánh trong các báo cáo IPCC của LHQ, vì những lý do chưa được giải thích thỏa đáng.
Thật vậy, cơ quan khí hậu toàn cầu dường như thể hiện sự thiên vị có chủ ý và mang tính hệ thống về những quan điểm, nghiên cứu và dữ liệu được đưa vào các báo cáo có ảnh hưởng của họ, nhiều tác giả nói với The Epoch Times trong một loạt các cuộc phỏng vấn.
Tiến sĩ Connolly, người có bằng tiến sĩ Hóa học tính toán, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Khoa học Trái đất (CERES), người đứng đầu báo cáo khoa học đăng trên RAA nhận định: “Liệu họ có cố tình làm điều đó hay không hay chỉ đơn giản là sự thiên vị được thừa nhận, nhưng rõ ràng là các tập dữ liệu đang được chọn để hỗ trợ quan điểm của IPCC, trong khi dữ liệu mâu thuẫn với nó đã bị loại trừ.”
Tiến sĩ Connolly cũng nói rằng IPCC đã bỏ qua các tài liệu quan trọng gần đây mâu thuẫn với kết luận của mình, thậm chí phủ nhận rằng có bất kỳ tài liệu mới nào như vậy tồn tại mặc dù các nhà khoa học hàng đầu của IPCC đã trích dẫn các tài liệu tương tự trong công trình của họ.
Ví dụ, một bài báo liên quan năm 2015 được xuất bản trên tạp chí Earth-Science Reviews uy tín có tiêu đề “ Đánh giá lại vai trò của sự biến thiên của mặt trời đối với xu hướng nhiệt độ ở Bắc bán cầu kể từ thế kỷ 19” đã được trích dẫn bởi đồng chủ tịch người Trung Quốc của Nhóm công tác số 1 của IPCC, Panmao Zhai. Bài báo đó lập luận, trong số các điểm khác, rằng hiệu ứng nhiệt đô thị đang không được sử dụng một cách phù hợp.
Chưa hết, trong Báo cáo đánh giá mới nhất của IPCC, cơ quan Liên hợp quốc tuyên bố rằng “Không có tài liệu nào gần đây xuất hiện” có thể làm thay đổi kết luận của họ rằng vấn đề đô thị hóa giải thích ít hơn 10% sự gia tăng rõ ràng của nhiệt độ toàn cầu.
Thiên vị có hệ thống… hay cố ý gian lận?
Một tác giả nghiên cứu khác, Tiến sĩ Willie Soon, lặp lại những lo ngại về sự thiên vị của IPCC và cho rằng phớt lờ tác động của mặt trời [trong việc làm trái đất ấm lên] tương đương với việc phớt lờ [sự hiện diện của] con voi trong [một] căn phòng.
Chỉ trích gay gắt IPCC là “khoa học bình phong hơn là khoa học thực sự”, nhà vật lý thiên văn từ CERES về cơ bản cáo buộc cơ quan Liên Hợp Quốc cố ý gian lận:
“Tôi nghĩ rằng báo cáo mới nhất của IPCC sẽ tiếp tục đánh lừa hầu hết công chúng vốn tin tưởng rằng công việc của họ sẽ là một đánh giá công bằng và khách quan đối với tất cả các công trình khoa học liên quan được xuất bản trong 8 năm qua,” ông nói với The Epoch Times trong một loạt bài phỏng vấn về chủ đề này.
Tiến sĩ Willie Soon, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa mặt trời và khí hậu Trái đất tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian trong ba thập kỷ, cũng đã chỉ trích “Tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách” (SPM) của IPCC:
“Không có gì ngạc nhiên khi dự thảo báo cáo SPM đã bán cho mọi người một sự thật trắng trợn khác, rằng tất cả là vì khí CO2 đã thúc đẩy tất cả sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất, trong khi họ tiếp tục che giấu sự thật của báo cáo nghiên cứu mới và toàn diện của chúng tôi kết luận rằng tất cả những nhận định này không chỉ quá sớm mà thực tế là sai lầm và khó hiểu,” ông nói.
“Đánh giá khoa học của chúng tôi cho thấy những thay đổi trong bức xạ của Mặt trời là một yếu tố hợp lý và quan trọng có thể giải thích hầu hết những thay đổi quan sát được trong dữ liệu nhiệt độ,” Tiến sĩ Soon nói thêm. “Vậy bây giờ tại sao IPCC vẫn chơi trò chơi trốn tìm trẻ con này trong khi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có thể bị che mắt vĩnh viễn bởi trò lừa bịp có kế hoạch của họ?”
Nguyên nhân biến đổi khí hậu – con bài chính trị?
Đã từ lâu, hiện tượng biến đổi khí hậu đã trở thành chương trình nghị được các chính trị gia sử dụng như một chiêu bài để thu hút sự ủng hộ của cử tri và dân chúng.
Từ góc độ chính sách, tác động của việc xác định nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu là do khí thải CO2 của con người là cực lớn. Nó dẫn đến những chính sách giá trị hàng nghìn tỉ đô la đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, ô tô điện, hiệp ước chống biến đổi kí hậu, xóa bỏ ngành khai thác năng lượng hóa thạch…, tác động đến hàng triệu việc làm và dẫn đến sự tái tổ chức mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn của The Epoch Times, ông Jonathan Lynn, Giám đốc Truyền thông IPCC cho biết, cơ quan Liên Hợp Quốc vẫn rất tin tưởng vào kết luận của IPCC.
“Bài báo mới năm 2021 có thể thách thức kết luận cơ bản của IPCC rằng CO2 và khí thải của con người là nguyên nhân dẫn đến sự ấm lên của những thập kỷ gần đây. Nhưng nếu nó được đưa vào đánh giá tiếp theo, nó không có khả năng lật ngược hoàn toàn kết luận dựa trên hàng nghìn nghiên cứu khác.”
Lần đánh giá tiếp theo của IPCC dự kiến sẽ kéo dài hơn năm năm kể từ bây giờ.
Một trong những tác giả của báo cáo IPCC mới, Jim Kossin, đã ăn mừng rằng mọi người “bắt đầu sợ hãi” về những thay đổi khí hậu do những phát hiện của tổ chức này.
“Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp thay đổi thái độ của mọi người,” ông nói. “Và hy vọng rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách họ bỏ phiếu.”
Theo The Epoch Times và RAA
Thiện Tâm biên dịch
Video các nhà khoa học phát biểu về tình trạng biến đổi khí hậu:
Video Mặt trái của năng lượng tái tạo:
Xem thêm:
Từ khóa năng lượng tái tạo Thỏa thuận Xanh mới nguyên nhân biến đổi khí hậu bức xạ nhiệt Mặt trời biến đổi khí hậu