Một cuộc khảo sát mới đây hé lộ rằng đa số công chúng Hoa Kỳ đều cảm thấy lo ngại về nguy cơ bùng phát bạo động ngay sau ngày 5 tháng 11, Ngày Bầu cử cho vị trí tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.
Khảo sát từ Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Công cộng AP-NORC, công bố vào ngày 28 tháng 10, cho thấy 41% cử tri đã đăng ký bầu cử bày tỏ rằng họ “vô cùng” hoặc “rất” lo lắng về nguy cơ xảy ra bạo động chính trị ngay sau ngày bầu cử, trong khi 35% cử tri khác cho biết họ “có phần” lo lắng về nguy cơ bùng nổ bạo loạn ngay sau Ngày Bầu Cử.
Tỷ lệ cao cử tri Hoa Kỳ (82%) bày tỏ “có phần” quan ngại về khả năng bạo lực chính trị gia tăng nhằm vào các quan chức bầu cử hoặc các nhân vật chính trị nổi tiếng. Nguy cơ xảy ra bạo động đã phủ bóng lên rất nhiều các buổi vận động tranh cử, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump bị ám sát bất thành hai lần. Mới gần đây, Tổng thống Joe Biden đã không ngần ngại bày tỏ niềm tin rằng cuộc bầu cử cho vị trí tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 sẽ diễn ra “tự do và công bằng”, nhưng hoài nghi liệu cuộc bầu cử sẽ diễn ra “trong yên bình”.
Kết quả từ khảo sát của AP-NORC tương đồng với một khảo sát gần đây từ Scripps News/Ipsos, trong đó 62% cử tri Hoa Kỳ tin rằng nguy cơ bùng phát bạo lực bùng phát sau ngày bầu cử “có phần” xảy ra. Đồng thời, hơn một nửa (51%) số cử tri được Scripps News/Ipsos khảo sát cho biết họ ủng hộ tổng thống kế nhiệm triển khai quân đội Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn bùng phát bạo lực liên quan đến bầu cử, trong đó 61% cử tri được khảo sát thuộc Đảng Cộng hòa.
Liệu tổng thống kế nhiệm có nên điều động quân đội Hoa Kỳ để đối phó với bạo động chính trị hay không đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi trong những tuần gần đây, sau khi ông Trump tuyên bố thẳng thắn rằng ông không lo lắng về khả năng bùng phát bạo động liên quan đến bầu cử. Ông Trump nhận định rằng nếu tình hình bạo động thực sự trở nên hỗn loạn, Lực lượng Vệ binh Quốc gia – hoặc thậm chí quân đội chính quy – có thể can thiệp để lập lại trật tự.
“Tôi nghĩ việc này [bạo động chính trị] có thể dễ dàng được giải quyết, nếu cần, bởi Lực lượng Vệ binh Quốc gia, hoặc nếu thực sự cần thiết, bởi quân đội, vì chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra”, ông Trump không ngần ngại tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 10 với bà Maria Bartiromo của đài Fox News, khi bà đặt câu hỏi về nguy cơ xảy ra bạo động liên quan đến bầu cử. Cựu Tổng thống Trump cũng thẳng thắn nói rằng ông không lo ngại về khả năng xảy ra hỗn loạn từ những cử tri ủng hộ ông hay từ các thế lực ngoại bang gây ra, mà là bởi những người mà ông gọi là “những kẻ cực tả cấp tiến” và “kẻ phá hoại từ bên trong”.
Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris đã ngay lập tức chớp lấy cơ hội, nhận xét rằng ông Trump đưa ra những phát biểu đáng lo ngại cho công chúng Hoa Kỳ.
“Trump đang ám chỉ rằng chính đồng bào của mình mới là những ‘kẻ thù’ còn đáng sợ hơn các thế lực ngoại bang, và ông ta nói sẽ sử dụng quân đội để đối phó với họ”, ông Ian Sams, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của bà Harris, tuyên bố trong một thông cáo báo chí.
Thượng nghị sĩ JD Vance (Đảng Cộng hòa, Ohio), đề cử viên cho vị trí phó tổng thống đồng hành cùng ông Trump, đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của chiến dịch Harris, đồng thời gọi những tuyên bố quan ngại đó là những luận điệu vô căn cứ. Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm Chủ Nhật (27/10) trên đài CNN, ông Vance cho biết khi ông Trump đề cập đến việc điều động quân đội Hoa Kỳ để đối phó với “kẻ phá hoại từ bên trong” ông không nhắm vào các đối thủ chính trị, mà là các trường hợp cực đoan như những nhà hoạt động cực tả “đốt phá thành phố của chúng ta”, ám chỉ tình trạng hỗn loạn đã từng phủ bóng lên một số thành phố trên toàn quốc vào mùa hè năm 2020 sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Khảo sát cho thấy công chúng Hoa Kỳ đang ngày càng lo ngại về nguy cơ xảy ra bạo động liên quan đến bầu cử khi chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa là đến Ngày Bầu cử (5/11). Hiện tại, có hơn 45 triệu phiếu bầu sớm đã được hệ thống bầu cử quốc gia tiếp nhận.
Trong khi đó, đa số các quan chức bầu cử địa phương – chiếm tới 92% – đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh cho nhân viên kiểm phiếu, hạ tầng bầu cử và cử tri trước thềm bầu cử năm 2024, theo một khảo sát được tiến hành vào đầu năm nay. Khảo sát này cũng cho thấy số lượng cử tri quan ngại về mức độ an toàn liên quan đến bầu cử đã đạt hoặc thậm chí vượt qua mức của kỳ bầu cử trước.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…