Trang tiếng Trung Quốc của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) gần đây tiết lộ, CEO Apple Tim Cook đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc trị giá 275 tỷ USD để hóa giải mối đe dọa có thể đưa các thiết bị và dịch vụ của Apple tại Trung Quốc vào tình trạng rắc rối. Ngay khi tin tức này được đưa ra, nó đã khiến một số người nước ngoài chỉ trích cách làm của Apple và bày tỏ lo lắng cho người dùng điện thoại di động của Apple. Liệu Apple có để rò rỉ công nghệ tiên tiến của mình cho các công ty Trung Quốc? Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian), hiện đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, về vụ việc này.
Theo VOA đưa tin, trong thỏa thuận với Trung Quốc (ĐCSTQ), Apple cam kết: sẽ cố gắng hết sức giúp phát triển thực lực kinh tế và công nghệ của Trung Quốc thông qua đầu tư, giao dịch thương mại và đào tạo công nhân. Có cư dân mạng đăng bài viết chỉ ra, Apple làm như thế này là giúp doanh nghiệp của ĐCSTQ chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tiến sĩ Tạ Điền cho biết: “Tôi không nhìn nhận như thế. Đầu tiên, rất nhiều công ty Mỹ đều đang có thỏa thuận như thế này với ĐCSTQ. Rất nhiều công ty xác thực là đã bán đứng lương tâm, bán đứng quan niệm giá trị phổ quát cơ bản của nước Mỹ, giúp đỡ ĐCSTQ, hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp người dân, làm rất nhiều việc vô đạo đức. Ví dụ như giúp ĐCSTQ xây dựng cơ chế lọc mạng internet, và thông qua các loại các dạng công nghệ mới nhất như công nghệ giám sát, ghi hình, nhận diện khuôn mặt, còn có nhận dạng giọng nói, hiện giờ còn có nhận diện cử chỉ v.v, những công nghệ này đều là công ty Mỹ cung cấp. Và họ thực ra là trực tiếp giúp đỡ ĐCSTQ. Còn có Phố Wall, chúng ta biết Phố Wall đã tiếp rất nhiều “máu” cho ĐCSTQ. Tất cả những điều này đều giúp đỡ ĐCSTQ rất lớn.”
Tiến sĩ Tạ Điền cho rằng “Đương nhiên, ở một mức độ nhất định thì Apple xác thực là có thỏa hiệp với ĐCSTQ. Tôi cũng không phải là biện hộ cho Apple, nhưng kỳ thực Apple vẫn chưa đến nỗi giúp đỡ ĐCSTQ nhiều. Họ không giống như những công ty kia, giúp đỡ ĐCSTQ bằng cách cung cấp tiền hoặc cung cấp công nghệ. Trên thực tế, Apple chủ yếu vẫn là muốn bán điện thoại của họ ở Trung Quốc. Chúng ta biết đó, bởi vì rất nhiều điện thoại của Apple đều là Foxconn Đài Loan làm. Trong khi Foxconn lại lựa chọn đầu tư ở Trung Quốc. Xây dựng nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc, cho nên Apple rất khó từ chối yêu cầu ngang ngược của ĐCSTQ. Đây là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai, họ cũng muốn mở rộng thị trường Trung Quốc, người dân Trung Quốc rất thích điện thoại của Apple. Chúng ta thấy, một khi Apple ra mắt điện thoại hoặc thứ gì đó mới, người Trung Quốc đều sẽ bỏ ra rất nhiều tiền để mua trước. Như một chiếc điện thoại khoảng 1.000 USD, đối với người Mỹ thì 1.000 USD không là gì. Nhưng ở Trung Quốc, 1.000 USD tương đương với 6.000 – 7.000 nhân dân tệ. Tôi không rõ hiện điện thoại của Apple bán bao nhiêu tiền một cái, ít nhất thì chắc chắn có thể khẳng định là 7.000 tệ trở lên. Đối với người có thu nhập bình quân chỉ có 3.000 – 5.000 tệ mà nói, họ cần bỏ ra bao nhiêu tiền để mua. Cho nên đối với người tiêu dùng Trung Quốc mà nói thì cũng không dễ dàng.
Tuy nhiên, đây là thỏa thuận 275 tỷ đô la Mỹ, con số này không phải là nói ông Tim Cook hoặc Apple muốn cung cấp cho ĐCSTQ 275 tỷ đô, hoặc là tài trợ cho ĐCSTQ 275 tỷ đô, không phải là ý này. Thực tế là thông qua đầu tư, xây dựng các cửa hàng Apple, nhà máy của Apple, chủ yếu là các kênh thương mại. Đương nhiên, ĐCSTQ muốn buộc Apple phải cố hết sức mua một số linh kiện Trung Quốc sản xuất, những linh kiện này đúng là đã có rất nhiều được sản xuất ở Trung Quốc. Foxconn mua ở Trung Quốc hoặc là Foxconn giúp đỡ xây dựng chuỗi cung ứng linh kiện.
Còn có đào tạo nhân sự, nếu kinh doanh tại Trung Quốc, thì nhất định cần đào tạo nhân sự Trung Quốc. Những việc này có thể nói là đang giúp phát triển thực lực kinh tế và nền tảng của Trung Quốc.
Còn về việc liệu có phải là đang giúp doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường quốc tế hay không? Tôi nghĩ điều này e là hy vọng một phía của ĐCSTQ. Apple sẽ không đem những thứ tốt nhất, ưu tú nhất và cốt lõi nhất, dễ dàng tiết lộ cho bất cứ ai, bao gồm cả công ty Trung Quốc. Cho nên họ cũng sẽ không ngốc đến nỗi đem công nghệ của họ chuyển nhượng lại. Ở một mức độ nào đó, nếu sau khi người Trung Quốc học được, thì ngược lại họ sẽ chiếm lĩnh thị phần của Apple. Cho nên điều này là không thể nào xảy ra. Còn về báo cáo nói rằng Apple rót 1 tỷ USD vào Didi, đây là số tiền đầu tư nhỏ. Con số 1 tỷ USD, có thể mọi người cảm thấy không phải là ít, nhưng số tiền mặt của Apple, tôi nhớ là lên đến 70 tỷ hoặc 100 tỷ USD. Công ty này kiếm được rất nhiều tiền, theo tôi nhớ thì giá thị trường hiện tại của công ty này dường như là vài trăm tỷ USD, và sắp lên đến nghìn tỷ. Dường như đứng sau Tesla, nằm trong top 5, top 3 công ty toàn cầu.
Vậy thì liệu có phải là đã giúp đỡ ĐCSTQ? Đúng vậy. Liệu có phải là ‘tiếp máu’ cho ĐCSTQ, hiện tôi vẫn chưa thể nói như thế. Có một số sự giúp đỡ ĐCSTQ, chẳng hạn như đào tạo nhân tài, điều này có thể có một chút. Nhưng chủ yếu vẫn là vì bản thân họ, vì để bán điện thoại của chính họ, chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.”
Được biết, trong báo cáo của mình, trang VOA tiếng Trung còn đề cập đến việc Apple đem dữ liệu người dùng giao hết cho trung tâm dữ liệu đám mây ở Quý Châu Trung Quốc. Có cư dân mạng cho rằng đây là “bán đứng” người dùng. Tiến sĩ Tạ Điền cho rằng: “Có lẽ không phải là người dùng ngoài Trung Quốc, đây là điều chắc chắn. Tôi nghĩ, đầu tiên, đối với người dùng ngoài Trung Quốc, thì Apple có thể sẽ không đồng ý, cũng không dám làm thế. Bởi vì ở phương Tây, ví dụ như ở Mỹ, chúng ta thực sự được luật pháp bảo vệ. Tôi cũng dùng điện thoại Apple. Bởi vì điện thoại Apple, bạn thường xuyên tải xuống những bản cập nhật, họ sẽ có thông tin người dùng của bạn. Các thông tin này nếu Apple dám tiết lộ cho chính quyền ĐCSTQ, thì Apple sẽ bị kiện, nên chắc chắn họ không dám làm thế.
Hiển nhiên đây có lẽ là người dùng ở Trung Quốc. Nhưng có khả năng bao gồm cả một số người nước ngoài ví dụ như người cầm theo điện thoại Apple đến Trung Quốc du lịch hoặc công tác hoặc cư trú, bởi vì họ cần phải truy cập mạng ở đó. Bạn truy cập mạng ở trên lãnh thổ Trung Quốc, thì dữ liệu sẽ đến trung tâm dữ liệu đám mây của Apple tại Quý Châu. ĐCSTQ yêu cầu Apple làm thế này, thì Apple cũng không có cách nào từ chối, đây là chi phí khi làm ăn tại Trung Quốc.
Cho nên nếu người Mỹ hoặc người nước ngoài đến Trung Quốc, tốt nhất là không dùng điện thoại của bạn ở ngoài Trung Quốc, bạn có thể mua một cái mới ở đó. Rất nhiều bạn bè người Mỹ nói với tôi, khi họ đến Trung Quốc, họ không đem theo điện thoại của mình, đến nơi sẽ mua một chiếc điện thoại Trung Quốc giá rẻ, dùng xong, khi ở sân bay rời khỏi Trung Quốc thì coi nó như rác và vứt đi.
Tất cả người dùng Trung Quốc hoặc ở Trung Quốc, thông qua những công ty Trung Quốc để vào mạng hoặc là những công ty internet, toàn bộ dữ liệu đều nằm trong tay của ĐCSTQ. Đương nhiên là có nguy hiểm. Bạn dùng điện thoại của Huawei thì nguy hiểm càng lớn, nhưng tất cả điện thoại đều như thế. Thực tế ĐCSTQ dùng bạo lực độc tài để kiểm soát, lấy thông tin trong điện thoại của tất cả người dùng Trung Quốc.”
Theo báo cáo, hiện tại công ty Apple vẫn chưa đứng ra làm sáng tỏ sự kiện này. Về việc này, Tiến sĩ Tạ Điền cho biết, dù có nói thế nào thì Apple vẫn là đã thỏa hiệp với ĐCSTQ. “Họ không thể bảo vệ lợi ích của người dùng Trung Quốc, nhưng họ ở trong môi trường lớn như thế này, thực tế cũng là không có cách nào khác. Không phải tôi biện hộ cho họ, nhưng họ nếu muốn làm ăn tại Trung Quốc, thì hiện tại chỉ có thể làm thế. Điều này không chỉ là riêng Apple, mà tất cả các công ty khác đều có vấn đề này. Giống như vấn đề của công ty Tesla, hiện giờ ô tô của Tesla muốn cập nhật phần mềm thì đều phải thông qua vệ tinh để kết nối với trụ sở của Tesla tại Mỹ. Thứ mà ĐCSTQ muốn ở Tesla có thể ít nhất là dữ liệu của người dùng Trung Quốc, và Tesla cũng không thể nào cung cấp dữ liệu của người dùng Mỹ.
Đương nhiên, họ cũng không dễ mà làm sáng tỏ được, bản ghi nhớ nội bộ của doanh nghiệp thực tế là việc rất bình thường. Truyền thông tiết lộ những thứ này, tôi cũng không cho rằng nó có gì quá bí mật, hoặc là quá giật gân. Thực tế đây là điều có thể dự đoán trước được, là một dạng thỏa hiệp buộc phải làm với ĐCSTQ. Đó là cái giá phải trả khi làm ăn tại Trung Quốc.”
Lý Tĩnh Nhữ, Vision Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…