Xã luận “Bài học về Zelensky dành cho Trump” do truyền thông Ukraine đăng hôm Thứ Hai, lập luận rằng vấp váp trên cuộc đời Volodymyr Zelensky năm 2019 khi ông ta mới nhậm chức, rất có thể sẽ là bài học giáo huấn cho Donald Trump, người sẽ tái nhậm chức tổng thống vào tháng tới. Theo xã luận, ông Zelensky được nhân dân tín nhiệm bầu lên là bởi vì lời hứa hẹn sẽ đem lại hòa bình cho nội chiến Ukraine, nhưng rồi, ông ta đã thất hứa. Xã luận lập luận rằng, đó không phải là vì ông Zelensky cố tình bội ước, mà là vì ông ấy, thậm chí cả phần đông dân chúng Ukraine, chưa hiểu hết rõ về Nga, ngây thơ cho rằng có thể dễ dàng kết thúc xung đột một cách dễ dàng như vậy. Nghĩa là nói, ông Trump hôm nay đồng dạng phạm phải sai lầm khi ngây thơ cho rằng có thể kết thúc chiến tranh “chỉ bằng một tờ giấy và một vài chữ ký”. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy Zelensky thất hứa với dân chúng Ukraine năm 2019 là vì tính mạng ông ta bị đe dọa.
Xã luận viết “chúng tôi đã trải qua điều tương tự vào năm 2019” khi mà những tiếng nói “của các chuyên gia lẫn lộn cùng những kẻ chỉ được cái vỏ ngoài” dẫn tới “những lời hứa hẹn không phù hợp với thực tế.”
Năm đó, Volodymyr Zelensky trở thành kỳ tích của Ukraine khi ông đắc cử tổng thống, chiến thắng áp đảo đối thủ Petro Poroshenko. Lúc đó ông Zelensky là diễn viên hài, và ông là hiện tượng lần đầu tiên trở thành tổng thống Ukraine mà không phải là chính khách và cũng không phải một trùm tài phiệt. Nhân dân Ukraine bầu ông là do ông hứa hẹn sẽ đem lại hòa bình cho đất nước đang trong nội chiến kể từ 2014, và hứa hẹn dẹp trừ nạn tham nhũng.
Vấn đề hứa hẹn chống tham nhũng không được nhắc tới trong bài xã luận, có lẽ là vì nó nằm ngoài phạm vi của chủ đề bình luận.
Bài xã luận viết rằng nếu hiện nay nhìn trở lại quá khứ năm đó, thì kỳ thực: “Không tồn tại giải pháp đơn giản cho hiện tượng phức tạp. Tổng thống Ukraine [hiện nay] hiểu được điều này hơn bất cứ ai khác. Anh ta [năm đó] hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Donbass, nhưng mà, hóa ra [sau khi nhậm chức] anh ta phát hiện rằng anh ta phải đầu hàng hoặc tiếp tục kháng cự.”
Chiến tranh Donbass là nội chiến Ukraine, nổ ra sau chính biến 2014 ở Kiev, dẫn tới các tỉnh phía Đông của Ukraine đòi ly khai và không thừa nhận chính quyền Kiev, với lập luận rằng chính quyền được Mỹ hậu thuẫn dựng nên và là chính quyền vi hiến. Chiến tranh Donbass đã dẫn tới hòa ước Minsk, nhưng sau đó hòa ước cũng bị phá vỡ.
Như vậy, bài xã luận của Pravda Ukraine cho rằng kỳ thực ban đầu ông Zelensky đã thật lòng muốn hòa bình, và những người bỏ phiếu cho ông cũng là muốn như vậy, nguyện ý của dân chúng Ukraine chính là muốn như vậy. Nhưng mà sau đó ông Zelensky phát hiện lựa chọn hòa bình là không tồn tại, mà lý do, theo xã luận, là bởi vì đó là do dã tâm của Nga, đứng sau kích động những phần tử Ukraine ly khai, khiến cho Kiev chỉ còn 2 lựa chọn: chịu thua, hoặc phải tiếp tục chiến đấu.
Tuy nhiên, có các thông tin khác vào thời đó cho thấy một bức tranh khác với bức tranh vẽ ra bởi Pravda Ukraine, một hãng tin theo sát tình hình chính trị Kiev.
/1/ Stehphen F. Cohen đã nói, “một số người gọi họ là ‘phát xít’, nhưng mà họ chắc chắn là những người ‘dân tộc cực đoan’; và họ đã nói rằng họ sẽ phế truất và giết chết Zelensky nếu anh ta tiếp tục đi theo con đường của mình là sẽ đàm phán với Putin,” như thấy tại phút 3:22 của cuộc phỏng vấn công bố 13/11/2019.
Trong cuộc phỏng vấn gần cuối đời mình, giáo sư Cohen chuyên về quan hệ quốc tế Đại học Princeton và Đại học New York Mỹ (ông qua đời năm 2020 lúc 82 tuổi) đã trình bày một bức tranh như sau về việc tại sao Zelensky đã phản bội lời hứa hòa bình khi tranh cử:
“Chà, trước hết phải nhớ rằng Tổng thống Obama đã chịu áp lực rất lớn ép phải gửi vũ khí cho Ukraine. Tôi không biết là cậu (phóng viên trẻ Aaron Mate) có nhớ không, lúc đó là một chiến dịch lớn được dẫn dắt bởi, theo tôi nhớ, bởi những người rất gần gũi với ông ta, nhưng ông ta từ chối. Tại sao ông ta từ chối? Tôi không rõ tính toán riêng của ông ta là gì, nhưng mà, chủ trương từ chối là rất rõ ràng.
Thứ nhất, điều tất cả mọi người muốn là hòa bình giữa Nga và Ukraine. Hỏi tại sao các vị lại muốn đổ thêm vũ khí vào đó, tại sao các vị lại cố gắng dẫn dụ một người Ukraine —nhưng mà bây giờ người lãnh đạo của Ukraine đã thay mới rồi— nhưng tại sao lại muốn dẫn dụ tiếp người Ukraine này sau người Ukraine kia để mở rộng chiến tranh, nếu mà trong khi điều mà các vị muốn là đem lại hòa bình? Phải không?
Thứ hai, những vũ khí đó cuối cùng sẽ đưa vào bàn tay của những ai? Ý của tôi là, không tồn tại một đảm bảo nào ở một nơi như Ukraine, mà quân đội Ukraine ấy là tham gia rất nhiều vào thị trường chợ đen, rằng số vũ khí ấy sẽ không chạy đi nơi khác.
Mà kết cục tình huống như hiện nay, điều mà không được hiểu biết rộng rãi, rằng tổng thống mới của Ukraine, Zelensky, anh ta đã vận động như một ứng viên hòa bình. Nói thế này thì hơi quá và có lẽ không có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ của cậu, rằng anh ta đã làm chiến dịch [tranh cử] kiểu George McGovern. Khác nhau ở chỗ là McGovern đã bị loại thẳng, còn Zelensky đã thắng, tôi nhớ là 71% 72%.
Anh ta đã thắng cực lớn khi hứa hẹn hòa bình. Vậy điều đó có nghĩa là anh ta sẽ đàm phán với Vladimir Putin.
Nhưng mong muốn ấy của anh ta —và đây là chỗ quan trọng và không được [truyền thông] báo cáo đầy đủ— anh ta mong muốn làm việc trực tiếp với Putin, đây là điều mà người tiền nhiệm của anh ta, Poroshenko, đã không làm và không thể làm vì lý do nào đó, cái đó là cần sự liều lĩnh (boldness) đối với Zelensky, bởi vì có những tiếng nói phản đối điều đó tồn tại ở Ukraine, và họ được vũ trang. Một số người gọi họ là ‘phát xít’, nhưng mà họ chắc chắn là những người ‘dân tộc cực đoan’; và họ đã nói rằng họ sẽ phế truất và giết chết Zelensky nếu anh ta tiếp tục đi theo con đường của mình là sẽ đàm phán với Putin.
Thế rồi Trump xuất hiện, phải không? Thế là Trump đã có một cuộc điện thoại sai lầm (wrongheaded) khi gọi cho Zelensky, nói về Biden và các thông tin. (đây là ông Cohen nói về việc ông Trump vào năm 2019 muốn yêu cầu Zelensky hợp tác với Trump, tìm cách điều tra những gì Joe Biden làm ăn mờ ám ở Ukraine). [Trump] làm thế là một điều sai lầm, sẽ không có cách thứ hai nào khác để nhìn nhận việc này. Nhưng điểm quan trọng ở đây là —đây cũng là vì sao tôi muốn có được bản đầy đủ về chuyện này… nhưng mà chúng ta chỉ có được một phần thôi— vậy tôi chỉ nói theo những gì tôi biết. Tôi muốn biết lúc đó Trump đã có khích lệ Zelensky tiếp tục đàm phán với Putin hay không, và đây là lý do tại sao.
Zelensky không thể cứ thế làm tới như tôi vừa rồi giải thích. Ý tôi là mạng sống của anh ta đang bị đe dọa theo nghĩa đen của phong trào nửa-phát-xít ở Ukraine, nên anh ta không thể cứ thế tiến tới đàm phán hòa bình với Nga, với Putin, nếu không có được ủng hộ từ Mỹ (Trump). Có lẽ [ủng hộ từ Trump] vẫn chưa đủ, nhưng nếu mà Nhà Trắng không có khích lệ cho cuộc ngoại giao này, thì Zelensky hoàn toàn không có cơ hội đàm phán để kết thúc chiến tranh này, cho nên, tiền cược (yêu sách) sẽ cực kỳ cao.”
/2/ Tháng 4/2022, nhìn lại chặng lịch sử này, phóng viên Aaron Maté đã bình luận rằng Washington đã hợp tác với phát xít và lựa chọn chiến tranh, như ông nói trong tweet: “Tháng 10/2019, Stephen F. Cohen (nay đã yên nghỉ) đã cầu xin Washington hãy giúp đỡ nỗ lực muốn hòa bình của Zelensky. ‘Mạng sống của anh ta đang bị đe dọa bởi phong trào nửa-phát-xít,’ Cohen đã nói, ‘cho nên anh ta không thể cứ thế tiến tới đàm phán hòa bình một cách đầy đủ trừ phi Mỹ ủng hộ anh ta.’ Nhưng mà Washington đã hợp tác với phát xít và lựa chọn chiến tranh”:
https://twitter.com/aaronjmate/status/1513158738961707012?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener
/3/ Một sự kiện khác cũng khẳng định điều mà Stephen F. Cohen nói. Đó là ngày 27/5/2019, tức là chỉ 1 tuần sau khi Zelensky nhậm chức tổng thống, Dmytro Anatoliyovych Yarosh, một chỉ huy và là đồng sáng lập một nhóm quân sự cực hữu bấy giờ tại Ukraine, đã nói thẳng trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Nếu Zelensky phản bội Ukraine, thì ông ta sẽ không chỉ mất chức, mà còn mất mạng.”
Đó là cuộc phỏng vấn rất dài được đăng trên Obozrevatel (truyền thông Ukraine). Bài viết đó hiện nay đã bị xóa, nhưng mà, bản sao của nó vẫn được lưu ở kho lưu trữ Internet tự động. Trong cuộc phỏng vấn đó, Yarosh tự hào về thành tích ông ta đạt được ở chiến trường Donbass.
“Những tuyên bố của anh ta (Zelensky) về hòa bình bằng mọi giá là rất nguy hiểm cho chúng tôi. Volodymyr thuần túy là không biết giá trị của thế giới này. Anh ta có lẽ đã tham dự vài buổi hòa nhạc gần mặt trận. Nhưng khi những đứa con trai của [Ukraine] chúng ta bị đạn pháo Nga xé thành mảnh nhỏ và sau đó các mảnh này được thu thập để gửi cho mẹ chúng, thì giá trị đó sẽ hoàn toàn khác,” ông Yarosh bình luận về tân tổng thống Zelensky lúc đó.
/4/ Trong một cuộc phỏng vấn tháng 4/2022, giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago đã nói về việc tại sao Zelensky không thực hiện lời hứa hòa bình của mình năm 2019: “Khi Zelensky tranh cử tổng thống, anh ta nói rõ rằng anh ta muốn làm việc để có được thỏa thuận với Nga để chấm dứt khủng hoảng ở Ukraine, và anh ta đã đắc cử. Vậy là điều anh ta cần làm là tiến tới triển khai theo Hòa ước Minsk 2. Nếu muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine thì phải triển khai Minsk 2. Mà Minsk 2 có nghĩa là cho phép nhóm dân nói tiếng Nga và người huyết thống Nga vốn phổ biến ở phía Đông Ukraine nơi Donbass, quyền tự chủ đáng kể, đồng thời cho phép tiếng Nga là một trong ngôn ngữ chính thức của Ukraine… Nhưng Zelensky đã nhanh chóng phát hiện rằng chính vì cánh hữu, cho nên không thể nào triển khai Minsk 2 được… Còn đây là điều cực kỳ quan trọng: Mỹ chọn cùng phe với nhóm cực hữu của Ukraine. Bởi vì cả Mỹ và cánh hữu Ukraine đều không muốn Zelensky đạt được thỏa thuận với Nga, vì như thế sẽ khiến cảm giác như người Nga đã thắng”:
https://twitter.com/aaronjmate/status/1513159755572862978?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener
Theo bài xã luận của Ukraine, thì bài học mà Zelensky từng đụng phải năm 2019 khi nhậm chức sẽ là bài học giá trị cho ông Trump.
Bài báo viết rằng khó khăn mà ông Trump đối mặt chính là vì dã tâm của Nga, giống như Zelensky đã từng đối mặt:
“Donald Trump sẽ phát hiện ra rằng Moskva không cần một vùng đệm với Ukraine, mà chính bản thân Ukraine là vùng đệm. Rằng người Nga không cần cống hiến gì từ tổng thống Mỹ ngoài sự sỉ nhục của chính ông ta. Rằng người đứng đầu Điện Kremlin đang sống trong cái hiện thực của riêng ông ta, và tiếp tục làm thế, nếu ông ta có đủ lực lượng làm điều đó.
Không tồn tại giải pháp đơn giản cho hiện tượng phức tạp. Tổng thống Ukraine [hiện nay] hiểu được điều này hơn bất cứ ai khác. Anh ta [năm đó] hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Donbass, nhưng mà, hóa ra [sau khi nhậm chức] anh ta phát hiện rằng anh ta phải đầu hàng hoặc tiếp tục kháng cự.”
Bài xã luận này của Ukraine là hòa điệu rất khớp với lập luận trong phản ứng hiện nay của ông Zelensky: Bác bỏ lời kêu gọi hòa bình của Donald Trump với lập luận rằng chiến tranh Ukraine “không thể chỉ kết thúc bằng một tờ giấy và một vài chữ ký”, và nói sẽ gọi điện cho Biden để bàn về vấn đề gia nhập NATO.
Như tin đã đưa, ông Trump có một thông điệp không ngắn rằng đã đến lúc đàm phán để kết thúc chiến tranh Ukraine, và ông muốn mở đầu bằng thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, rồi tiếp theo sẽ là đàm phán hòa bình.
Nhưng ngay sau đó, sau khi Zelensky gặp mặt chớp nhoáng Trump tại sự kiện tái khai mở Nhà thờ Đức bà Paris, ông Zelensky đã có một tweet còn dài dòng hơn, nói vòng vèo một hồi, rằng Kiev sẽ không chịu từ bỏ đất đai, rằng hòa bình sẽ không thể đảm bảo bởi chỉ vài chữ ký, chỉnh lại con số thương vong của cả Nga và Ukraine mà do ông Trump đưa ra, nguy cơ leo thang khi Bắc Triều Tiên tham chiến, v.v.
Trong thông điệp của mình, ông Zelensky tuyên bố rằng quân Ukraine đang chiến đấu cực kỳ hiệu quả với tỷ lệ tử vong Nga:Ukraine là “5:1 hoặc thậm chí 6:1”. Nhưng mà ông lại cho rằng vẫn cần phải vũ trang Ukraine mạnh hơn nữa vì “Putin nghiện chiến tranh” và điều duy nhất mà Putin “sợ hãi là Mỹ và đoàn kết toàn cầu.”
Nếu như, Zelensky năm 2019 từ bỏ lời hứa hòa bình của mình kỳ thực chính là vì phe hiếu chiến Mỹ và cánh cực hữu Ukraine muốn chiến tranh —một bên là vì muốn không cho Nga trở lại thành cường quốc, một bên là vì lòng thù hận với người Nga— thế thì, cái gọi là bài học giáo huấn Zelensky, người bị đe dọa tính mạng, sẽ được hiểu thế nào nếu trong con mắt của Donald Trump?
Mà nói về vấn đề đe dọa tính mạng, thì phảng phất như ông Trump hôm nay quả đúng là phải đối mặt điều gì đó tương tự với Zelensky năm 2019. Mà vấn đề này của 2 ông chắc hẳn là không có liên quan với nhau. Trong quá trình tranh cử của mình, Donald Trump đã phải đối mặt với ít nhất 2 lần ám sát hụt, và 1 lần nguy cơ ám sát. Lần thứ nhất, ông suýt chết khi đạn bắn trúng tai. Lần thứ hai, sát thủ là một phần tử được coi là fan cuồng Ukraine.
Nhật tân
Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…
Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…
Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…
Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc điều khiển máy bay không người…
Và tại Kasganj, từng có một cậu bé tên là Ajay, đã qua đời trong…