Báo Úc: Xuất hiện các chuyến bay bí ẩn giữa Trung Quốc và Myanmar trong đêm

Theo trang báo Úc news.com.au, hàng đêm trong hơn một tuần qua, các máy bay không đăng ký đã chở hàng hóa và người không rõ danh tính giữa Trung Quốc và nước láng giềng Myanmar. 

Myanmar có chung đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc về phía đông bắc, hiện đang tách biệt khỏi thế giới khi quân đội tiến hành đảo chính và lên cầm quyền vào ba tuần trước.  

Suy đoán về sự tiếp tay của Trung Quốc đối với cuộc đảo chính Myanmar lần đầu tiên lan truyền vào đầu tháng này, khi các phương tiện truyền thông liên kết với nhà nước mô tả việc tiếp quản chỉ giống như một “cuộc cải tổ nội các”.

Nhưng khi Myanmar phải đối mặt với nguy cơ bạo lực ngày một gia tăng, sự chú ý hiện đang đổ dồn vào các máy bay di chuyển hàng đêm giữa Sân bay Quốc tế Yangon và Côn Minh (Trung Quốc) mà chế độ quân sự hiện đang “cố gắng che giấu”.

Chính phủ Trung Quốc và Myanmar Airways đã tuyên bố các máy bay chỉ đơn giản là chở thủy sản xuất khẩu.

“Đã có các thông tin sai lệch và tin đồn liên hệ Trung Quốc với các vấn đề liên quan đến Myanmar”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tuần trước, khi được hỏi liệu Trung Quốc có gửi thiết bị và chuyên gia CNTT đến Myanmar hay không.

Tuy nhiên, “chi tiết về các chuyến bay nghi vấn khiến các tuyên bố [của Trung Quốc về hàng thủy sản] rất khó xảy ra”, theo chuyên gia quân sự – dân sự Susan Hutchinson viết trong một bài viết cho The Strategist. Bà suy đoán rằng Trung Quốc không chỉ biết về việc quân đội đảo chính mà còn cử binh sĩ qua biên giới để hỗ trợ quân đội Myanmar.

Bà Hutchinson chỉ ra rằng kể từ khi quân đội (còn được gọi là Tatmadaw) tiếp quản, các chuyến bay quốc tế bị cấm và hiện nay có rất ít chuyến bay sử dụng Sân bay Quốc tế Yangon.

“Nhưng trung bình có tới năm chuyến bay mỗi đêm, và có đến ba máy bay đã thực hiện các chuyến đi đến Côn Minh ở miền nam Trung Quốc,” bà viết.

“Hai trong số các máy bay được sơn màu của Myanmar Airways và chiếc còn lại không có nhãn hiệu. Tất cả chúng đều được thuê từ các công ty tư nhân, vì vậy chúng sẽ hoạt động theo mệnh lệnh.”

Bà Hutchinson nói thêm rằng các bộ phát tín hiệu của máy bay đã bị tắt và điều này vi phạm quy tắc hàng không quốc tế. Ngoài ra, các chuyến bay không được Sân bay Côn Minh đăng ký trực tuyến là máy bay đến. Bà nói: “Ai đã sắp xếp các chuyến bay này sẽ tìm mọi cách để che giấu chúng”.

“Tình hình ở Myanmar cho thấy hai khả năng về những gì máy bay đang chở. Một là họ đưa quân đội Trung Quốc và các chuyên gia không gian mạng đến để giúp Tatmadaw kiểm soát quyền truy cập thông tin,” bà viết.

Hai là họ đang tăng cường cung cấp vũ khí cho Tatmadaw.”

Bà Hutchinson nói hiện Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới, nên lập luận này cũng có thể có cơ sở. 

Bà nói: “Nếu hành vi trong quá khứ là dự báo cho hành vi trong tương lai, thì viễn cảnh bạo lực đối với các nhóm thiểu số và dân thường khác trong nước sẽ tăng lên đáng kể khi quân đội tiếp quản.”

“Điều này đặc biệt đúng với người Kachin ở biên giới phía bắc của Myanmar với Trung Quốc và 600.000 người Rohingya còn lại ở Bang Rakhine, giáp với Bangladesh.

“Thông thường trước các chiến dịch diệt chủng quy mô lớn hoặc các chiến dịch nhằm dập tắt một cách thô bạo sự bất tuân dân sự, ta sẽ thấy lượng vũ khí nhập khẩu tăng mạnh”.

Bà Hutchinson lưu ý rằng sẽ không cần đến “loại vũ khí đặc biệt tinh vi để Tatmadaw tiếp tục diệt chủng người Rohingya, nhưng nó sẽ tiêu tốn khối lượng và đạn dược”, đồng thời cho biết thêm rằng Myanmar là một trong ba nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu từ Bắc Kinh trong thập kỷ qua.

“Đặc biệt, Côn Minh là nơi đóng quân của một đơn vị pháo binh quan trọng, Căn cứ số 63 của Lực lượng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân, cũng như một loạt các đơn vị tình báo và mạng tín hiệu, trong đó có một đơn vị tập trung vào các hoạt động ở Đông Nam Á. Là một trung tâm khu vực, thành phố cũng có các cơ sở lưu trữ và hậu cần quan trọng và một căn cứ không quân”.

Bà Hutchinson cũng nói, với việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bị cấm can dự vào Myanmar do ảnh hưởng của cả Trung Quốc và Nga, vậy nên không rõ liệu một trong hai quốc gia trên có “biết tướng Min Aung Hlaing đã lên kế hoạch gì trong những tuần trước cuộc đảo chính” hay không.

Lê Vy (theo News.com.au)

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

8 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

13 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

13 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

13 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago