Thế Giới

Brazil và hậu quả tan vỡ “giấc mơ Trung Quốc”

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trong 2 năm đầu cầm quyền đã cố gắng củng cố quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc, không những không thể thực hiện được như hứa hẹn tạo ra hàng ngàn việc làm ở Brazil, trong khi còn dẫn đến việc mở rộng lãnh thổ của các nhóm tội phạm Trung Quốc tại Brazil. Hiện Brazil phải đối mặt với thực tế của hậu quả tan vỡ “giấc mơ Trung Quốc”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sau cuộc gặp tại Cung điện Alvorada ở Brasilia vào ngày 20/11/2024. (Ảnh của EVARISTO SA / AFP qua Getty Images)

Theo trang tin Infobae (Argentina), gần đây hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD đã bị tố cáo đối xử với người lao động họ sử dụng như nô lệ, những người lao động đó làm xây dựng một nhà máy BYD ở thành phố Camacari bang Bahia của Brazil. Vụ việc đã khiến cơ quan chức năng Brazil vào cuộc, tin tức này nhanh chóng lan truyền trên toàn thế giới. Trong vụ việc này, cơ quan tư pháp Brazil đã có biện pháp hỗ trợ 163 công nhân Trung Quốc, vì nghi ngờ họ là nạn nhân của nạn buôn người quốc tế và lao động cưỡng bức.

Ngay sau đó Chính phủ Brazil đã tạm dừng cấp thị thực mới cho nhân viên của BYD. Tiền lệ này khiến hiện có những lo ngại xảy ra các trường hợp bóc lột tương tự trong bối cảnh nhiều công ty ô tô Trung Quốc khác tuyên bố mở rộng đầu tư vào Brazil. Các công ty tiêu biểu bao gồm Geely Auto, Radar Auto thuộc sở hữu của Geely Holdings Group, cũng như Guangzhou Auto Group và Chery Auto.

Hoạt động tội phạm của Trung Quốc ở Brazil cũng đã nổi lên. Gần đây, cảnh sát Sao Paulo – trung tâm tài chính của Brazil – đã phá một mạng lưới tội phạm chủ yếu bao gồm người Trung Quốc và người Mexico, tổ chức tội phạm sản xuất và bán methamphetamine thường được gọi là “ma túy đá”, nhà chức trách đã ban hành tổng cộng 60 lệnh bắt giữ tạm thời, trong đó có 32 người Trung Quốc.

Trong điện thoại di động của Pikang Dong, một trong những người bị bắt, các nhà điều tra đã tìm thấy công thức và hướng dẫn chi tiết để sản xuất methamphetamine, cũng như nhiều cuộc trò chuyện về buôn bán ma túy và biên lai giao dịch ngân hàng cùng vô số hình ảnh về ma túy và vũ khí.

Những người Trung Quốc khác bị bắt là Lin Xiaozhe, Zhi Li và Wu Changhui. Cảnh sát thu giữ 2 kg methamphetamine trong căn hộ của họ, trong đó có nửa kg được vận chuyển qua xe của một người Trung Quốc khác bị bắt là Zheng Xiaoyun.

Ông Zheng Xiaoyun bị bắt vào năm 2020 và bị cáo buộc đứng đầu một tổ chức tội phạm, tổ chức này đã đánh cắp tại sân bay quốc tế Guarulhos ở São Paulo 15000 đơn vị thuốc thử nghiệm COVID-19, 2 triệu khẩu trang và các vật dụng khác để phòng chống dịch bệnh. Zheng làm nghề trung gian trong quan hệ Trung Quốc – Brazil. Theo thông tin, khi bị bắt vào năm 2020, ông ta là phó chủ tịch Hiệp hội Trung Quốc – Brazil, thường xuyên đến tòa nhà văn phòng chính phủ ở Sao Paulo, và từng chụp ảnh với hai cựu Thống đốc Sao Paulo là Joao Doria và Geraldo Alckmin (ông Geraldo Alckmin hiện là Phó tổng thống Brazil).

Các băng đảng xã hội đen Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng lãnh thổ hoạt động ở Brazil. Trong một trường hợp nổi bật, một kẻ chạy trốn vào năm 2017 là Liu Bitong đã bị bắt vào tháng 12 năm ngoái tại bang Roraima (giáp biên giới giữa Brazil và Venezuela). Tổ chức mà ông ta lãnh đạo có liên hệ với Hội Tam Hoàng Trung Quốc và đã có trụ sở tại Sao Paulo ít nhất 10 năm trước, tổ chức này từng bị buộc tội giết người và tống tiền ở đó, đặc biệt là đối với các doanh nhân Trung Quốc.

Ngoài ra là rủi ro hoạt động giám sát và gián điệp của Trung Quốc gây ra ở Brazil không ngừng gia tăng. Một bài báo gần đây của The Economist đã nói về cách Trung Quốc biến công dân nước ngoài thành gián điệp để chuyển thông tin cho chính quyền Bắc Kinh. Ở Brazil, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có công dân Trung Quốc nào chính thức bị cáo buộc là gián điệp, nhưng nguồn tin điều tra tiết lộ với trang web thông tin rằng ở Brazil chắc chắn là trung tâm quan trọng cho các hoạt động như vậy của Bắc Kinh.

Năm 2022, tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha “Người bảo vệ” (Safeguard Defenders) từng tiết lộ, nhà chức trách Trung Quốc vận hành 3 trạm cảnh sát nước ngoài bất hợp pháp ở Sao Paulo, Rio de Janeiro và một thành phố khác không được tiết lộ, nhưng chính quyền Brazil cho đến nay vẫn chưa mở bất kỳ cuộc điều tra công khai nào về vấn đề này.

163 lao động Trung Quốc làm việc như nô lệ tại nhà máy BYD ở Brazil

Theo Reuters vào ngày 23/12/2024, văn phòng công tố viên lao động địa phương ở bang Bahia – đông bắc Brazil cho biết trong một cuộc họp báo rằng cơ quan chức năng Brazil đã phát hiện có 163 công dân Trung Quốc bị đối xử “giống như nô lệ” tại một công trường xây dựng thuộc một nhà máy địa phương do nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD làm chủ đầu tư.

Tuyên bố của nhà chức trách Brazil chỉ ra cách đối xử với công nhân cực kỳ tồi tệ, ngoài việc thiếu thốn nghiêm trọng các tiện nghi phòng tắm (một nhà vệ sinh cho khoảng 31 người, phòng tắm không đủ và không phân biệt giới tính), công nhân ngủ trên giường không có nệm, và điều kiện vệ sinh nhà bếp cực kỳ kém, thậm chí thực phẩm còn được lưu trữ trực tiếp gần phòng tắm. Nhà chức trách phát hiện có trường hợp “lao động cưỡng bức”, bao gồm cả công nhân bị yêu cầu trả tiền đặt cọc, khoảng 60% tiền lương bị giữ lại, thậm chí cả hộ chiếu cũng bị công ty giữ lại. Nếu công nhân cố gắng chấm dứt hợp đồng sớm, họ phải đền bù tiền vé máy bay đưa đến và tự trả vé máy bay trở về, thậm chí sẽ không được trả tiền lương bị giữ lại.

Sau đó BYD đã đưa ra tuyên bố rằng họ đã chấm dứt hợp tác với Jinjiang Construction Brazil Ltd., đồng thời hứa sẽ bảo vệ quyền lợi của công nhân viên và chuyển họ đến khách sạn. Phó chủ tịch cấp cao của BYD Brazil là Alexandre Baldy tuyên bố rằng BYD sẽ tuân thủ luật pháp Brazil, đặc biệt là để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tháng 7/2023, BYD công bố chi 3 tỷ RIO để thành lập một khu phức hợp cơ sở sản xuất lớn bao gồm 3 nhà máy ở bang Bahia của Brazil, đó là một nhà máy sản xuất xe du lịch năng lượng mới, một nhà máy sản xuất khung gầm xe buýt và xe tải điện, và một nhà máy chuyên sản xuất vật liệu pin lithium.

Về cảnh bi thảm của công nhân Trung Quốc, cư dân mạng lần lượt để lại tin nhắn: “Họ không có nhân quyền, hoàn toàn bị coi như công cụ”; “Quá thảm hại, căn bản không được coi như con người”; “Không thể tưởng tượng được trong thời hiện đại văn minh vẫn có người bị buộc phải sống một cuộc sống vô nhân đạo”; “Có lý do để nghi ngờ liệu nhà máy BYD của Trung Quốc có đối xử với công nhân quá đáng hơn trường hợp này không”; “Giá hàng hóa Trung Quốc rẻ, ở một mức độ lớn là vi phạm nhân quyền”…

Vương Quân, Vision Times

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Chuyên gia kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu về metapneumovirus ở người

Tại Trung Quốc, sự lây lan của metapneumovirus ở người (HMPV) đang gây lo ngại…

10 phút ago

Công ty trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng bị hủy kết quả, phạt 17 triệu đồng

Thị xã Điện Bàn hủy kết quả đấu giá mỏ cát ĐB2B ở xã Điện…

2 giờ ago

Chơi thể thao đồng đội giúp cải thiện chức năng điều hành ở trẻ em

Mới đây, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chơi các môn thể thao…

3 giờ ago

Bán thuốc nhỏ mắt giả cho hơn 10.000 người, bị can thu lợi bất chính hơn 3 tỷ đồng

Một người đàn ông ở Nam Định đã lừa bán các loại thuốc nhỏ mắt…

4 giờ ago

Meta của Zuckerberg học X của Musk bỏ ‘fact-checking’ thay bằng ‘community note’

Meta hôm 7/1 đã loan báo rằng họ sẽ ngừng chương trình kiểm tra thông…

4 giờ ago

Venezuela thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Hôm 6/1 vừa qua, Chính phủ Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao…

4 giờ ago