Theo Reuters, ngày 23/12 văn phòng công tố viên lao động địa phương ở bang Bahia (đông bắc Brazil) cho biết trong một cuộc họp báo, rằng cơ quan chức năng Brazil đã phát hiện 163 công dân Trung Quốc làm việc trong “điều kiện giống như nô lệ” tại một công trường xây dựng của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD.

byd trieu hoi gan 97 000 xe do loi co the gay nguy co chay no
Không khí tại gian hàng Build Your Dream (BYD) tại Triển lãm ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2024. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Nguồn tin từ Bloomberg hôm 24/11 đưa tin, nhóm công nhân này thuộc Tập đoàn Jinjang đang xây dựng nhà máy cho BYD (01211-HK) ở địa phương, hiện tại chính quyền đã tạm dừng một phần công trường xây dựng nhà máy của BYD ở bang Bahia, đồng thời yêu cầu phải giữ nguyên trạng thái không hoạt động cho đến khi cơ sở hoàn toàn tuân thủ được các quy định.

Theo nhà chức trách, những công nhân này làm việc cho một công ty khác ở Trung Quốc và bị đưa đến Brazil bất hợp pháp. Giờ làm việc của họ rất dài, vượt quá phạm vi cho phép của luật pháp Brazil, thậm chí đôi khi làm việc liên tục 7 ngày một tuần, và điều kiện chỗ ở của họ được chính quyền mô tả là “làm nhục con người”, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác vi phạm luật lao động địa phương.

Theo tuyên bố của nhà chức trách, cách đối xử đối với công nhân cực kỳ tồi tệ, ngoài việc thiếu thốn nghiêm trọng tiện nghi (cứ 31 nhân viên chỉ có một nhà vệ sinh, phòng tắm không đủ và không phân biệt giới tính), công nhân ngủ trên giường không có nệm, vấn đề điều kiện vệ sinh nhà bếp tồi tệ, thậm chí thực phẩm còn được lưu trữ gần phòng tắm. Nhà chức trách phát hiện có trường hợp “lao động cưỡng bức”, bao gồm cả bắt tiền đặt cọc, khoảng 60% tiền lương bị giữ lại, thậm chí hộ chiếu cũng bị công ty giữ lại. Nếu công nhân muốn chấm dứt sớm hợp đồng thì họ phải trả lại tiền vé máy bay đưa đến và phải tự mua vé trở về, thậm chí tiền lương bị giữ lại trên sẽ bị tịch thu.

Theo thông tin, ở Brazil thì vấn đề gọi là điều kiện làm việc “giống như nô lệ” bao gồm lao động cưỡng bức, nhưng cũng bao gồm lao động trả nợ, điều kiện làm việc lăng nhục nhân cách con người, thời gian làm việc dài gây nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động, và bất kỳ công việc nào vi phạm nhân phẩm.

Thanh tra lao động Liane Durao cho biết, các công nhân Trung Quốc phải được phép rời khỏi nơi cư trú của họ,  ít nhất 107 công nhân đã bị chủ lao động giữ lại hộ chiếu. Bà Durao nói thêm rằng điều kiện tại nơi làm việc của họ rất nguy hiểm: “Chúng tôi thấy rằng công việc của 163 công nhân này được thực hiện trong điều kiện giống như nô lệ, môi trường làm việc của họ không đáp ứng các điều kiện an toàn tối thiểu. Chúng tôi vẫn đang tiến hành điều tra, hiện chưa đưa ra số tiền phạt”.

BYD đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters. Cơ quan lao động bang Bahia cũng không tiết lộ tên của các công ty liên quan đến việc thuê lao động.

Sau đó, BYD đã đưa ra một tuyên bố rằng họ đã chấm dứt hợp tác với Jinjiang Construction Brazil Ltd., đồng thời cam kết bảo vệ quyền lợi của nhân viên và chuyển nhân viên đến khách sạn. Phó chủ tịch cấp cao của BYD Brazil là Alexandre Baldy tuyên bố rằng BYD sẽ tuân thủ luật pháp Brazil, đặc biệt là để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tháng 7/2023, BYD thông báo sẽ chi 3 tỷ RIO (khoảng 6000 tỷ đồng Việt Nam) để thành lập một khu phức hợp cơ sở sản xuất quy mô lớn  ở bang Bahia của Brazil. Khu này bao gồm 3 nhà máy: một nhà máy sản xuất xe du lịch năng lượng mới, một nhà máy sản xuất khung gầm xe buýt và xe tải điện, và một nhà máy chế biến chuyên sản xuất vật liệu pin lithium sắt phosphate. Vào thời điểm đó họ dự kiến các nhà máy sẽ được đưa vào sản xuất vào nửa cuối năm nay, nhưng nay nhà máy vẫn chưa chính thức hoàn thành.

Về trải nghiệm bi thảm của công nhân Trung Quốc, cư dân mạng lần lượt để lại tin nhắn: “Họ không có nhân quyền, hoàn toàn bị coi như công cụ”; “Quá thảm hại, họ không được coi như con người”; “Thật sự không thể tưởng tượng được trong thời hiện đại văn minh, vẫn có những người lao động bị cưỡng ép điều kiện sống vô nhân đạo như thế”; “Có lý do để nghi ngờ liệu nhà máy BYD tại Trung Quốc có đối xử với công nhân quá đáng hơn trường hợp này không”; “Giá hàng hóa Trung Quốc thấp, ở một mức độ lớn là dựa vào lợi thế nhân quyền thấp”…

Vương Quân, Vision Times