Mặc cho quan chức Trung Quốc đã cảnh báo các vận động viên “không vi phạm tinh thần Olympic theo các nguyên tắc của Trung Quốc,” một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền đang thúc giục các vận động viên (VĐV) lên tiếng phản đối điều mà họ gọi là “Thế vận hội diệt chủng”.
Trong một cuộc họp báo trực tuyến, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã bày tỏ sự phản đối về việc Trung Quốc tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022, sẽ bắt đầu vào tuần tới, theo hãng tin AP. “Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ được nhớ tới là Thế vận hội diệt chủng,” Teng Biao, nhà hoạt động nhân quyền kỳ cựu tại Trung Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Chicago, nói.
Dù các nhà hoạt động nhân quyền không đạt được một cuộc tẩy chay hoàn toàn, họ vẫn tiếp tục lên tiếng. “Cá nhân tôi tin rằng các bạn nên sử dụng nền tảng và quyền được nói của bạn và cơ hội lịch sử này. Các bạn phải lên tiếng chống lại làn sóng diệt chủng này,” Lhadon Tethong, giám đốc Viện Hành động Tây Tạng, nói.
Nhiều nước đã thông báo tẩy chay ngoại giao Thế vận hội để phản ứng với tội ác diệt chủng của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác.
Vào tháng 12, Toà án độc lập Duy Ngô Nhĩ kết luận Trung Quốc đã phạm tội diệt chủng chống người Duy Ngô Nhĩ. Các tài liệu cho thấy chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng hệ thống triệt sản và kiểm soát sinh sản đối với người Duy Ngô Nhĩ, cũng như những tội ác khác, bao gồm hãm hiếp, tra tấn và cầm tù họ.
Trước đó, Reuters đưa tin các vận động viên đã được lưu ý không vi phạm điều 50 Hiến chương Olympic, trong đó quy định rằng họ “không được phép tổ chức bất kỳ hình thức biểu tình hoặc tuyên truyền chính trị, tôn giáo hoặc chủng tộc tại bất kỳ địa điểm Thế vận hội nào.”
Yang Shim, phó Tổng giám đốc Vụ Quan hệ Quốc tế của Olympic Bắc Kinh 2022, nói rằng những người có hành vi đi ngược tinh thần Olympic và luật pháp Trung Quốc sẽ bị trừng trị.
Phát biểu với chương trình thể thao của CNN, Noah Hoffman, cựu vận động viên trượt tuyết Thế vận hội, nói anh lo lắng cho sự an toàn của những vận động viên lên tiếng phản đối vấn đề nhân quyền trong Thế vận hội Mùa đông tới đây.
“Các vận động viên đã được uỷ ban tổ chức cảnh báo rằng nếu họ vi phạm luật Trung Quốc thì họ sẽ bị trừng phạt,” Hofman nói với CNN. “Nhưng luật pháp Trung Quốc thể hiện bằng ngôn ngữ rất mơ hồ. Không rõ là hình thức phát ngôn nào có thể bị coi là bất hợp pháp.”
Hoffman nhắc đến Bành Soái, người đã khẳng định cô bị một cựu quan chức chính phủ Trung Quốc tấn công tình dục hồi tháng 11. Video của cô Bành đã bị gỡ sau khi đăng 30 phút. Sau đó cô đã rút lại tuyên bố này.
Global Athlete đã ra tuyên bố hồi đầu tháng lên án Uỷ ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) không bảo vệ các vận động viên và “đẩy các vận động viên vào cuộc chiến chính trị về nhân quyền, và đàn áp quyền tự do ngôn luận của các vận động viên.”
Gia tăng lo ngại trước các biện pháp giám sát của Trung Quốc, nhiều nước bao gồm Mỹ, Canada và Hà Lan đã kêu gọi các vận động viên của họ không mang theo điện thoại di động tới cuộc thi. Thay vào đó, đội Mỹ khuyến khích các vận động viên dùng điện thoại có thể tự hủy và máy tính dùng một lần.
Quyết định này theo sau việc công bố báo cáo của Citizen Lab rằng đã phát hiện lỗi bảo mật trong ứng dụng MY2022 mà tất cả những người tham gia sự kiện buộc phải sử dụng.
Trước đó, tờ Newsweek đã đưa tin rằng ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu của người dùng, và nó còn có một tính năng cho phép người dùng báo cáo nội dung “nhạy cảm về chính trị” hay có một danh sách các từ khoá bị kiểm duyệt.
Lê Vy (theo Newsweek)
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…