Theo NYT, Tổng thống Mỹ Biden vào tháng Ba năm nay đã phê duyệt kế hoạch chiến lược hạt nhân đặc biệt bí mật của Mỹ, kế hoạch này lần đầu tiên điều chỉnh chiến lược răn đe của Mỹ trên cơ sở Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Lý do của thay đổi là Lầu Năm Góc xác định, quy mô và sự đa dạng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc trong thập kỷ tới sẽ sánh ngang với Mỹ và Nga.
Nhà Trắng chưa bao giờ thông báo Tổng thống Biden đã phê duyệt chiến lược sửa đổi được gọi là “Hướng dẫn ứng dụng hạt nhân” này. Chiến lược được cho là lần đầu tiên Mỹ tìm cách chuẩn bị cho những thách thức hạt nhân có thể xảy ra từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Tài liệu này được cập nhật 4 năm một lần, được phân loại bí mật cao và không có phiên bản điện tử, chỉ có một số bản sao cứng được phân phát cho một số quan chức an ninh quốc gia và chỉ huy Lầu Năm Góc. Nhưng trong các bài phát biểu gần đây, hai quan chức hàng đầu của chính quyền Biden là những người phải giao bản báo cáo chi tiết hơn (thuộc loại không cơ mật) tới Quốc hội trước khi ông Biden rời nhiệm sở, một cách cẩn thận họ đã bóng gió về sự thay đổi này qua các câu từ riêng lẻ.
Chuyên gia chiến lược hạt nhân Vipin Narang tại MIT, người vào tháng Năm năm nay đã rời chức quyền trợ lý bộ trưởng quốc phòng về chính sách vũ trụ Mỹ, cho biết trước khi trở lại MIT vào đầu tháng này: “Tổng thống (Biden) gần đây đã cập nhật hướng dẫn về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với nhiều kẻ thù có vũ khí hạt nhân”. Ông nói thêm rằng đặc biệt là phiên bản ‘Hướng dẫn ứng dụng hạt nhân’ lần này có tính đến ‘sự tăng trưởng đáng kể về quy mô và tính đa dạng’ đối với kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”.
Vào tháng 6 năm nay, người phụ trách Pranay Vaddi về kiểm soát vũ khí, giải trừ vũ khí và không phổ biến vũ khí tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cũng đề cập đến tài liệu này. Đây là cuộc kiểm tra chi tiết đầu tiên về việc liệu Mỹ có sẵn sàng hay không vấn đề sử dụng kết hợp vũ khí hạt nhân với phi hạt nhân để đối phó những cuộc khủng hoảng hạt nhân bùng nổ đồng thời hoặc lần lượt. Vardi cho biết chiến lược mới nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn đồng thời Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Triều Tiên.
Trong quá khứ, khả năng các đối thủ của Mỹ phối hợp đe dọa hạt nhân đối với Mỹ dường như rất xa vời. Nhưng mối quan hệ đối tác đang nổi lên giữa Nga và Trung Quốc, cũng như việc Triều Tiên và Iran cung cấp vũ khí thông thường cho Nga để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine, về cơ bản đã thay đổi quan điểm của Washington. Nga và Trung Quốc đã cùng nhau tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung. Các cơ quan tình báo Mỹ đang cố gắng xác định xem liệu Nga có cung cấp viện trợ cho các chương trình tên lửa của Triều Tiên và Iran hay không.
Tài liệu mới này là một lời nhắc nhở rõ ràng, bất cứ ai tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới của Mỹ vào ngày 20/1 năm sau sẽ phải đối mặt với tình hình hạt nhân đã thay đổi và nhiều biến động hơn 3 năm trước. Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nhắm vào Ukraine, kể cả trong cuộc khủng hoảng vào tháng 10/2022, khi đó Tổng thống Mỹ Biden và các trợ lý của ông lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân dựa trên các cuộc trò chuyện bị chặn giữa các chỉ huy quân sự cấp cao của Nga.
Vì vấn đề này, ông Biden cùng với các nhà lãnh đạo Đức và Anh đã thúc đẩy Trung Quốc và Ấn Độ đưa ra tuyên bố công khai rằng không nên sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, qua đó cuộc khủng hoảng đã được xoa dịu, ít nhất là tạm thời. Richard N. Haass, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia từng phục vụ cho nhiều tổng thống Đảng Cộng hòa và là Chủ tịch danh dự của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn: “Đó là một thời điểm quan trọng. Chúng tôi phải đối mặt với tình huống cực đoan hóa ở nước Nga, ý tưởng cho rằng vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng trong một cuộc xung đột thông thường không còn là một giả định an toàn nữa”.
Thông tin chỉ ra sự thay đổi lớn thứ hai đến từ tham vọng hạt nhân của Trung Quốc. Được thúc đẩy bởi quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm dỡ bỏ chiến lược “răn đe hạt nhân tối thiểu” đã tồn tại hàng thập niên, cho phép Trung Quốc đạt được ngang bằng hoặc vượt quá quy mô kho vũ khí hạt nhân của Washington và Moscow, qua đó tốc độ Trung Quốc mở rộng hạt nhân đã nhanh ngoài dự tính 2 năm trước của các quan chức tình báo Mỹ. Tổ hợp hạt nhân của Trung Quốc hiện đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Dù Tổng thống Mỹ thời ông Trump sau 3 cuộc gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã tự tin dự đoán Triều Tiên sẽ bàn giao vũ khí hạt nhân, nhưng thực tế thì ngược lại – ông Kim Jong-un đã tăng gấp đôi. Giới quan sát ước tính hiện Triều Tiên có hơn 60 vũ khí tên lửa hạt nhân, ngoài ra còn nhiên liệu để chế tạo nhiều hơn nữa.
Vấn đề mở rộng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên làm thay đổi bản chất thách thức: Khi Triều Tiên chỉ sở hữu một số ít vũ khí hạt nhân thì hệ thống phòng thủ tên lửa còn có thể ngăn chặn được; nhưng khi kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mở rộng đạt tới quy mô của Pakistan và Israel, thì khi đó đủ lớn để về mặt lý thuyết họ có thể phối hợp với Moscow và Bắc Kinh gây các mối đe dọa. Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một môi trường hạt nhân khác về cơ bản bắt đầu thay đổi kế hoạch và chiến lược chiến tranh của Mỹ.
Khi chuyên gia chiến lược hạt nhân Narang rời Lầu Năm Góc, ông nói: “Chúng ta có trách nhiệm nhìn thế giới như nó thực sự vốn có, chứ không phải như chúng ta mong muốn hay ước muốn. Có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhìn lại và nhận ra rằng 1/4 thế kỷ sau Chiến tranh Lạnh là giai đoạn gián đoạn [chia rẽ] hạt nhân, thách thức mới là khả năng hợp tác thực sự, và thậm chí thông đồng giữa các đối thủ hạt nhân của chúng ta”.
Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đến nay cho thấy, vấn đề thách thức mới đối với chiến lược hạt nhân của Mỹ chưa trở thành chủ đề tranh luận. Tổng thống Biden đã dành phần lớn sự nghiệp chính trị để thúc đẩy việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng ông chưa bao giờ công khai nói chi tiết về cách giải quyết thách thức ngăn cản Trung Quốc và Triều Tiên mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Điều tương tự có xảy ra với ứng cử viên Kamala Harris hiện tại của Đảng Dân chủ?
Vào tháng 7, chỉ vài ngày trước khi tuyên bố sẽ không tìm kiếm đề cử của Đảng Dân chủ để tái tranh cử, Tổng thống Biden đã thừa nhận trong cuộc họp báo cuối cùng [của chiến dịch tranh cử] rằng ông đã áp dụng chính sách tìm cách can thiệp vào mối quan hệ đối tác Trung-Nga rộng lớn hơn. Khi đó ông Biden nói: “Đúng, tôi thừa nhận điều đó, nhưng tôi chưa sẵn sàng nói trước công chúng về chi tiết vấn đề”. Ông không đề cập và cũng không được hỏi về quan hệ đối tác Trung-Nga sẽ thay đổi chiến lược hạt nhân của Mỹ như thế nào.
Kể từ thời Tổng thống Truman, chiến lược hạt nhân của Mỹ đã tập trung chủ yếu vào kho vũ khí hạt nhân mà Nga được thừa hưởng từ Liên Xô sụp đổ, nhưng hướng dẫn mới của chính quyền Tổng thống Biden cho thấy điều đó đang thay đổi. Theo một tài liệu được công khai cung cấp cho Quốc hội Mỹ vào năm 2020, báo cáo “Chiến lược ứng dụng hạt nhân của Mỹ” được công bố cuối nhiệm kỳ chính quyền Trump đã đề cập đến Trung Quốc – nhưng đó là trước khi hiểu được phạm vi tham vọng của ông Tập Cận Bình.
Văn kiện chiến lược lần này của chính quyền Tổng thống Biden nêu bật trọng tâm này và phản ánh ước tính của Lầu Năm Góc rằng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ mở rộng lên 1000 vũ khí hạt nhân vào năm 2030 và 1500 vũ khí hạt nhân vào năm 2035, số lượng này là tương đương Mỹ và Nga. Trên thực tế, các quan chức Mỹ cho biết có vẻ Bắc Kinh đã đi trước thời hạn, rằng cách đây 3 năm họ đã bắt đầu lắp đặt tên lửa hạt nhân vào các bệ phóng mới được phát hiện trên các vệ tinh thương mại.
Có một mối lo ngại khác: Trung Quốc hiện đã tạm dừng cuộc đối thoại với Mỹ về việc cải thiện an toàn và an ninh hạt nhân – chẳng hạn như đồng ý cảnh báo phía bên kia về các vụ thử tên lửa sắp tới, hoặc thiết lập đường dây nóng hoặc các phương tiện liên lạc khác để đảm bảo rằng sự cố hoặc tai nạn không leo thang thành một cuộc chạm trán hạt nhân.
Cuối mùa thu năm ngoái, ngay trước khi ông Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau ở California đã có những cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tìm cách hàn gắn mối quan hệ. Họ đã đề cập đến các cuộc đàm phán trong một tuyên bố chung, nhưng vào thời điểm đó Trung Quốc đã ra tín hiệu rằng họ không quan tâm đến các cuộc thảo luận tiếp theo, và cho biết vào đầu mùa hè này rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc. Trung Quốc nêu ví dụ về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, việc bán vũ khí này đã có tiền lệ trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán an ninh hạt nhân Mỹ-Trung.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về kiểm soát vũ khí, răn đe và ổn định, ông Mallory Stewart cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Chính phủ Trung Quốc đang “tích cực ngăn cản chúng tôi đối thoại về những rủi ro”. Trái lại, Trung Quốc dường như đang học theo Nga, theo đó chọn cách không tiếp tục đối thoại về vấn đề này trừ khi căng thẳng và thách thức trong mối quan hệ song phương được “thu xếp ổn thỏa”. Stewart lưu ý rằng “ngăn chặn những rủi ro tính toán sai lầm và hiểu lầm này” là điều tốt cho Trung Quốc.
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…