Gần đây, Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia Liên Xô cũ đã được giải mật một phần, tiết lộ quá trình Kim Il-sung lập kế hoạch cho cuộc chiến tranh Triều Tiên. Những kẻ xâm lược ban đầu không phải là “đế quốc Mỹ” và “băng đảng Syngman Rhee”, mà chính là Kim Il-sung và Stalin. Tuy nhiên, do sự phong tỏa thông tin, cho đến nay đa số mọi người vẫn bám vào tư duy cũ, cho rằng chiến tranh Triều Tiên là do “đế quốc Mỹ” gây ra.
Năm 1949, Kim Il-sung bôn ba giữa Moscow và Bắc Kinh để yêu cầu hợp tác phát động “giải phóng” Nam Hàn. Dưới yêu cầu thiết tha của Kim Il-sung, ba sư đoàn tinh nhuệ người dân tộc Triều Tiên thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được điều đến Bắc Triều Tiên vào năm 1949 và đầu năm 1950, đưa vào biên chế Quân đội nhân dân Triều Tiên dưới quản lý của Kim Il-sung. (Trích từ “Stalin, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch”) Trước đó ba sư đoàn này thuộc về Quân dã chiến thứ Tư do Lâm Bưu chỉ huy, là một đội quân giàu kinh nghiệm chinh chiến.
Kết quả là, quân số quân đội của Kim Il-sung được tăng gấp đôi, và sự gia tăng này toàn lực lượng tinh nhuệ. Nhờ đó, Kim Il-sung mạnh dạn lên kế hoạch chuẩn bị phát động một chiến tranh xâm lược Nam Hàn ngày 25/6/1950. Nhờ chuẩn bị chu đáo, chỉ trong vòng ba ngày của cuộc tấn công lần đầu đã chiếm được thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây chấn động thế giới. Như vậy chính Kim Il-sung đã phái quân đánh Nam Hàn, Trung Quốc đã biết trước việc này.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nước rằng chiến tranh là do cựu Tổng thống Syngman Rhee của Nam Hàn phát động dưới chỉ huy của đế quốc Mỹ, khiến dân chúng tại nhiều thành phố trên toàn quốc tổ chức diễu hành quy mô lớn và mở đại hội lên án “Chủ nghĩa Đế quốc Mỹ.”
Hãy nghĩ kỹ, nếu Nam Hàn phát động chiến tranh, họ thừa thế xông lên, làm thế nào trong vòng ba ngày bị mất thủ đô Seoul? Chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ đã làm mọi người không hề băn khoăn về những vấn đề này, cộng thêm lòng thù địch sẵn có, họ chỉ nghĩ đến phản đối “Đế quốc Mỹ” xâm lược.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất sau Thế chiến thứ II, giết chết khoảng 5 triệu người (hơn 3 triệu thường dân và hơn một triệu quân nhân). Hiện vẫn chưa có thống kê chính xác về số quân nhân Trung Quốc thiệt mạng, vô số người lính chết một cách bi thảm.
Quân đội Trung Quốc vào Bắc Triều Tiên trong tháng Mười, muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt, không ngờ lại kéo dài đến ba mùa đông, công tác hậu cần tiếp tế không kịp khiến nhiều người lính chết cóng. Theo một số hồi ký của người Mỹ, từng có thời điểm tỷ lệ số thương vong giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Liên Hiệp Quốc là 14:1. Trong cuộc chiến này, ngoài số người tử vong, Trung Quốc còn phải chi tiêu một khoản tài chính khá lớn.
Năm 1951, 50% chi tiêu tài chính của Trung Quốc đã được chi cho chiến trường Triều Tiên. (Số liệu từ Tuyển tập Mao Trạch Đông, P66 Quyển 5)
Mùa đông năm 1950, quân đội Trung Quốc đã đánh đến giới tuyến 38 Triều Tiên, chủ trương của tướng Bành Đức Hoài là tạm thời không vượt qua giới tuyến 38, tuy nhiên vì quân đã thiệt hại nghiêm trọng, trong khi Mao Trạch Đông bác bỏ quan điểm của Bành Đức Hoài.
Kết quả là, chiến dịch thứ tư phát động vội vàng đã không có kết quả như mong muốn. Ngược lại, quân đội Mỹ đã nắm được điểm yếu của quân đội Trung Quốc nên đẩy mạnh tấn công, khiến quân Trung Quốc lần đầu thất bại trong cuộc chiến này. Thất bại này khiến Trung Quốc không chỉ mất hơn 50.000 quân mà còn phải bỏ Incheon và Seoul mới chiếm được chưa lâu, và buộc phải rút lui hơn 100 km, sau đó lại rút về phía bắc của giới tuyến 38. (Trích từ “Stalin, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch”, P877).
Mục tiêu của chiến dịch thứ năm ban đầu quyết định chủ yếu tấn công kẻ thù ở giới tuyến 38, sau đó lại phát triển muốn đánh đến phía bắc của giới tuyến 37.
Chiến dịch thứ năm mở màn không bao lâu, quân đội Mỹ nắm được các quy tắc hoạt động của quân đội Trung Quốc, tận dụng ưu thế cơ giới hóa trình độ cao và có hỏa lực mạnh, làm cho quân đội Trung Quốc không thể phát huy được sở trường. Kết quả là quân đội Trung Quốc buộc phải rút lui thêm khoảng 40 km mới gắng gượng ngăn cản được đối thủ tiến lên, đồng thời còn bị tổn thất nghiêm trọng. Chỉ riêng trong chiến dịch này đã có 17.000 lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh, chiếm hơn 80% số binh lính Trung Quốc bị bắt tù binh trong toàn bộ cuộc chiến Triều Tiên. (Trích từ “Stalin, Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch, P877)
Tiêu chuẩn của chiến thắng trong chiến tranh là gì? Điều này phụ thuộc vào chiến tranh đã đạt được mục đích như dự kiến hay chưa.
Kim Il-sung: Rõ ràng mục đích là thiết lập thống trị tại Nam Hàn. Hay nói cách khác, theo lời ông ta tuyên bố là “giải phóng” Nam Hàn, là sử dụng vũ lực để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Kết quả? Mất thời gian ba năm, vô số người Triều Tiên mất mạng, cuối cùng cũng không đến được giới tuyến 38, Nam Hàn thì vẫn dưới lãnh đạo của Syngman Rhee.
Trung Quốc: Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc là kẻ xâm lược và Trung Quốc bị cô lập trên toàn thế giới, sau đó Mỹ có lý do để áp đặt phong tỏa kinh tế đối với Trung Quốc. Trung Quốc cũng mất cơ hội “giải phóng” Đài Loan. Số quân nhân Trung Quốc bị bắt tù binh là 20.800 người, nhiều hơn 4 lần số tù binh của Mỹ và Anh. Vào thời điểm trao trả tù binh, có đến 16.000 tù binh chiến tranh không muốn trở lại Trung Quốc, chiếm 2/3 tổng số tù binh. (Số liệu từ “Ân oán giữa Mao Trạch Đông và Moscow”) Thu hoạch duy nhất của Trung Quốc là danh tiếng dám thách thức Đế quốc Mỹ (tất nhiên, đây chỉ là tuyên truyền nhắm vào người dân Trung Quốc).
Người Mỹ: Bảo vệ được chủ quyền của Nam Hàn, nhưng không lật đổ được chế độ của Kim Il-sung, cũng bị tổn thất lực lượng, và lại trở lại trạng thái trước khi chiến tranh bùng nổ.
Liên Xô: Không tổn hại gì, trái lại còn bán được nhiều vũ khí. Cho đến những năm 1960, Trung Quốc vẫn phải trả nợ tiền vũ khí cho Liên Xô.
Nhật Bản: Thu được lợi lớn. Trong chiến tranh đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Mỹ, xây dựng được nền tảng kinh tế vững mạnh.
Lý do khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân trong chiến tranh Triều Tiên là hình ảnh thường dân Nam Hàn bị Bắc Hàn tàn sát hàng loạt. Nhìn kỹ hình ảnh có thể thấy vô số thi thể bị trói chặt hai tay. Đây cũng là một trong những lý do khi bỏ phiếu xuất quân tại Liên Hiệp Quốc, đại diện của Liên Xô mượn cớ vắng mặt.
Phong Vân
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…