Trong bầu không khí chính trị phân cực ở Washington, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từ cả hai đảng dường như đạt được tiếng nói chung khi lên án việc Trung Quốc bức hại người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, một hoàn cảnh mà các nhà lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ cho biết lần đầu tiên được chính quyền Trump đưa ra ánh sáng.
Theo báo cáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bỏ tù hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo. Ban đầu, chính quyền Biden ra hấu hiệu rằng họ đồng tình với việc chính quyền Trump coi tội ác đối với người Duy Ngô Nhĩ là “tội diệt chủng”. Tuy vậy, việc chính quyền Biden hiện đang xem xét lại quyết định trên đang khiến các nhà phân tích tự hỏi liệu họ có quay lưng lại với một cơ hội hiếm có cho sự gắn kết của lưỡng đảng hay không.
Trước đó, Trung Quốc thông báo rằng họ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với 28 cá nhân Hoa Kỳ, trong đó có ông Mike Pompeo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi cựu Ngoại trưởng là “tên hề của ngày tận thế” và bài phát biểu của ông (trong đó chỉ đích danh Trung Quốc là thủ phạm diệt chủng, gây ra các tội ác chống lại loài người) là “mớ giấy vụn”.
“Chúng tôi đã dẫn đầu thế giới trong việc phơi bày những vụ bức hại kinh hoàng ở Tân Cương”, ông Pompeo tweet vào ngày 16/1. “Chúng tôi đã áp đặt những biện pháp trừng phạt lên các quan chức của ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc], ngừng nhập khẩu các sản phẩm được làm bằng lao động cưỡng bức, và nhiều điều khác nữa. Khi thế giới làm ngơ, Mỹ lên tiếng và hành động.”
Đầu tháng này, trong buổi điều trần ở Thượng viện, tân Ngoại trưởng Antony Blinken đã tán thành việc Bộ Ngoại giao thời TT Trump xác định việc Trung Quốc lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ là hành vi diệt chủng.
“Đó cũng là nhận định của tôi,” ông Blinken nói trong phiên điều trần tại Thượng viện. “Họ buộc đàn ông, phụ nữ và trẻ em vào các trại tập trung, cố gắng cải tạo họ trở thành tín đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc – tất cả những điều đó nói lên nỗ lực thực hiện tội ác diệt chủng.”
Ông Blinken khi đó cũng thừa nhận rằng TT Trump đã đúng khi thực hiện cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc.
Sau khi được Thượng viện thông qua vị trí Ngoại trưởng, dường như thái độ của Chính quyền Biden có chút thay đổi.
Giờ đây, chính quyền Biden đang báo hiệu rằng việc chỉ định diệt chủng có thể bị thu hồi do lỗi kỹ thuật.
“Bộ Ngoại giao đang xem xét lại điều đó ngay bây giờ vì tất cả các thủ tục đã không được tuân thủ”, lựa chọn của ông Biden cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Linda Thomas-Greenfield, nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm thứ Tư.
Mary Vought, giám đốc điều hành của Quỹ Bảo thủ Thượng viện, đã viết trên tờ Wall Street Journal hôm thứ Sáu rằng bà lo ngại về việc ông Blinken sẽ thay đổi lập trường về Trung Quốc.
“[Nếu] buộc phải lựa chọn giữa một thỏa thuận về khí hậu và giải quyết vấn đề người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung thời hiện đại, liệu tổng thống có thấy tội ác của Trung Quốc chống lại nhân loại và tự do tôn giáo đột nhiên không hợp lý về mặt chính trị không?” bà Vought viết.
Vào tháng 12, sau khi ông Biden được chứng nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020, nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ lưu vong Salih Hudayar đã cho biết rằng ông “lo ngại sâu sắc” ông Biden sẽ từ bỏ sự ủng hộ của ông Trump đối với những người Hồi giáo đang bị đàn áp.
Lê Vy (theo Just The News)
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…