Tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Hai (30/10) rằng Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson đã từ chối yêu cầu gặp gỡ các nhà lãnh đạo tinh thần đến từ Ukraine. Nhóm các nhân vật ủng hộ Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky hiện đang đi khắp nước Mỹ trong nỗ lực thuyết phục người Mỹ rằng Kyiv không đe dọa tự do tôn giáo.
Nhóm này do Giám mục Ivan Rusin của Hội Thánh Tin Lành Ukraine đứng đầu, ngoài ra còn có các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Công giáo và Do Thái, cũng như các thành viên của Giáo hội Chính thống Ukraine (OCU), một tổ chức được chính phủ phê duyệt để thay thế Chính thống Giáo Ukraine truyền thống (UOC) mà Quốc hội Kyiv đã bỏ phiếu cấm vào tháng trước.
Ông Rusin đã tổ chức gặp mặt với các nhà lãnh đạo Tin Lành ở Mỹ và các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, một thành viên phái đoàn nói với tờ Washington Post trong tuần này rằng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã từ chối yêu cầu gặp giám mục và các đồng nghiệp của ông.
Ông Johnson không đưa ra lời giải thích cho việc từ chối. Ông cũng là người đã bỏ phiếu chống lại viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái nhưng vẫn để ngỏ khả năng tài trợ cho Kyiv trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post, ông Rusin nhấn mạnh rằng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky không hạn chế tự do tôn giáo ở Ukraine, và rằng lực lượng Nga đang bỏ tù các mục sư và phá hủy các nhà thờ ở những khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozye.
“Các mục sư của chúng tôi đã bị cầm tù ở những nơi bị chiếm đóng, vì vậy đối với chúng tôi, rõ ràng rằng chúng tôi ít nhất sẽ bị bỏ tù [nếu Nga thắng]“, trích lời ông Rusin.
Tuy nhiên, các nhà bảo thủ Mỹ vẫn không bị thuyết phục. Cựu người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson đã đặt câu hỏi tại một hội nghị Cơ đốc giáo ở Ohio vào tháng Chín rằng: “Làm một Cơ đốc nhân ở Ukraine có dễ dàng hơn ở Nga không? Một trong hai quốc gia đó đã bắt giữ hàng loạt linh mục và đóng cửa các nhà thờ bằng cảnh sát chính trị và quân đội. Đó không phải là Nga.”
Vào tháng Ba, Chính phủ của ông Zelensky đã ra lệnh trục xuất các tu sĩ khỏi Kyiv-Pechersk Lavra, một trong những tu viện lâu đời nhất của đất nước. Đến tháng Tám, các đặc vụ đã xông vào cơ sở này khi các tu sĩ UOC từ chối rời đi.
Các nhà chức trách Kyiv đã ra lệnh tịch thu 74 tài sản của nhà thờ thủ đô Ukraine vào tháng Chín, với nhiều Thánh đường bị chiếm đoạt, bao gồm một số nhà thờ của Pechersk Lavra, được chuyển giao cho OCU do chính phủ Ukraine hậu thuẫn.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nơi hàng năm vẫn đưa ra báo cáo tự do tôn giáo, chưa bao giờ bình luận về chiến dịch chống lại UOC của Kyiv. Giữa sự ly giáo của Kyiv và Moscow, Đảng Cộng hòa cũng đã đứng về phía OCU khi cựu Phó Tổng thống Mike Pence nói với ông Carlson vào tháng Bảy rằng “một số thành phần rất nhỏ” của UOC đã “phải chịu trách nhiệm” vì “thúc đẩy sự nghiệp của Nga”.
Ông Carlson đáp lại: “Tôi chân thành tự hỏi làm thế nào một nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo có thể ủng hộ việc bắt giữ các Cơ đốc hữu vì có quan điểm khác nhau. Đây là một cuộc tấn công vào tự do tôn giáo và chúng ta đang tài trợ cho nó.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…