Chuyên gia: ĐCSTQ dùng ‘cát tặc’ để ‘xâm lược xám’ Đài Loan

Có chuyên gia tố cáo Trung Quốc đang cố tình khai thác cát biển trong vùng biển Đài Loan mang lại “thắng lợi kép”: Không chỉ thu được tài nguyên cát và đá sỏi, mà thậm chí còn buộc Đài Loan phải chi thêm nguồn lực tài chính và quân sự cho lực lượng bảo vệ bờ biển.

(Ảnh minh họa: NEOS1AM / Shutterstock)

Hôm thứ Hai (11/7), chuyên gia kỳ cựu về an ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI, American Enterprise Institute) là Elisabeth Braw đã viết trên tạp chí Foreign Policy rằng vụ cát tặc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “hoạt động xảo quyệt”, không chỉ cướp bóc “một trong những Tài nguyên biển quý giá nhất của Đài Loan”, đồng thời còn gây cho Đài Loan những khoản chi phí khổng lồ và vấn nạn suy thoái môi trường biển.

Bà nói rằng động thái này là một phần trong “hành động xâm lược vùng xám” (gray zone aggression) của ĐCSTQ. Bà Braw chỉ ra: “Hành động quấy rối đào cát của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan là một ví dụ điển hình về hành động xâm lược xám: Không mang tính chất quân sự, cũng không đủ lớn để nước mục tiêu có thể đáp trả quân sự, nhưng vẫn rất tai hại.”

Bài viết chỉ ra những năm gần đây, để đối phó với hoạt động hút cát trộm của ĐCSTQ, Đài Loan có kế hoạch điều thêm 12 tàu tuần tra hàng hải, và chỉ riêng các tàu này đã tiêu tốn gần 400 triệu USD.

Tuy nhiên, Đài Loan đang rất cần những con tàu mới này do trong vài năm qua các vùng biển xung quanh quần đảo Mã Tổ (Mā-cū) đã tập trung số lượng lớn tàu hút cát đến lấy cát và sỏi của Đài Loan ở vùng biển vốn thuộc về Đài Loan.

“Đài Loan không thể làm gì khác ngoài việc cử tàu tuần duyên đến xua đuổi những kẻ đào cát”, Braw viết, “nhưng đến nay họ đã lấy được một phần nào đó cát biển từ đáy biển Đài Loan”.

Theo Reuters đưa tin, vào năm 2020 Đài Loan đã trục xuất gần 4.000 tàu hút cát và tàu chở cát của Trung Quốc khỏi vùng biển của mình, tăng 560% so với năm 2019.

“Trung Quốc thiếu rất nhiều cát và sỏi để xây dựng các tòa nhà chọc trời ở nhiều thành phố”, Giám đốc Susumu Takai của Viện Chiến lược An ninh Nhật Bản nói với tờ Foreign Policy rằng vì ĐCSTQ tuyên bố “Đài Loan là một phần của Trung Quốc” nên họ cho rằng họ khai thác cát là ở biển của họ.

Arnaud Vander Velpen, chuyên gia phân tích dữ liệu và ngành công nghiệp cát tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Cát là tài nguyên được sử dụng phổ biến nhất sau nước ngọt”. Ông nói rằng 50 tỷ tấn cát và sỏi được khai thác trên toàn cầu mỗi năm có thể xây dựng được xung quanh đường xích đạo trái đất một bức tường với chiều rộng và chiều cao 27 mét. Ông cũng nhấn mạnh rằng chỉ 4 năm qua nhưng Trung Quốc đã sử dụng nhiều cát và sỏi hơn Mỹ đã sử dụng trong cả thế kỷ trước.

Bài viết của tác giả Braw dẫn nguồn Mạng lưới thông tin cát và sỏi toàn cầu (GAIN) cho hay, chỉ riêng Trung Quốc đã dùng lượng cát và sỏi chiếm gần 40% toàn cầu. Cát và sỏi có thể được sử dụng cho bê tông, thủy tinh và nhựa đường, và ngày càng được sử dụng để cải tạo biển, đây là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng ở Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc.

Sản lượng xi măng toàn cầu đã tăng từ 1,39 tỷ tấn năm 1995 lên 4,4 tỷ tấn năm 2021, phần lớn được thúc đẩy bởi những con đường mới, sân bay và các thành phố lớn ở Trung Quốc.

Cát và sỏi ngày càng trở nên quan trọng. Trong tháng này, một công ty Phần Lan đã đi tiên phong trong hệ thống “lưu trữ năng lượng bằng cát” có thể lưu trữ nhiệt năng trong cát thô, và khi giá năng lượng tăng thì thiết bị lưu trữ năng lượng sẽ giải phóng khí nóng để làm nóng nước cũng như cung cấp nhiệt lượng sưởi ấm.

Nhưng trên thế giới không có nguồn cung cấp cát và sỏi vô hạn. Khai thác cát quá mức đang gây hại cho môi trường.

Thực tế Trung Quốc đã làm tổn hại đến môi trường của chính họ thông qua việc khai thác cát. Ngay từ năm 2008, những lo ngại như vậy đã khiến chính quyền ĐCSTQ cấm khai thác cát ở hồ Bà Dương tỉnh Giang Tây, nhưng lệnh cấm đã không được duy trì khiến tuyến đường thủy quan trọng bị hủy hoại về mặt sinh thái.

Ông Takai của Viện Chiến lược An ninh Nhật Bản nói rằng quần đảo Mã Tổ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng: “Các hòn đảo ở đó không có bờ cát, các nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, và ngư dân dường như gặp rất nhiều khó khăn”. Trong khi đó tác giả Braw thì cảnh báo: “Các quan sát viên Đài Loan thường theo dõi hoạt động của Trung Quốc để tìm dấu hiệu xâm lược quân sự. Họ cũng nên theo dõi các tàu hút cát, vì những người đào cát này đang gây tai hại”.

Trần Đình

Published by
Trần Đình

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

23 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

48 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago