Chuyên gia về TQ: Chiến lược lớn của ĐCSTQ là thay thế Hoa Kỳ

Trong một cuộc hội thảo trực tuyến hôm 26/8 nhằm giới thiệu về cuốn sách mới của mình, chuyên gia về Trung Quốc Rush Doshi tiết lộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ba chiến lược lớn để đối phó với Hoa Kỳ kể từ năm 1989, đỉnh điểm trong giai đoạn gần đây nhất (bắt đầu từ năm 2016) là muốn thay thế Hoa Kỳ.

(Ảnh minh họa: fukomuffin/ Shutterstock)

Ông Doshi đã viết cuốn sách “Trò chơi lâu dài: Chiến lược lớn của Trung Quốc để thay thế trật tự của Mỹ” trong khi làm việc tại Viện Brookings, nơi đã tổ chức sự kiện trực tuyến này. Hiện ông mới được chính quyền Biden bổ nhiệm làm giám đốc về Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng.

Theo cuốn sách của ông Doshi, thông qua chiến lược lớn của mình, các quan chức ĐCSTQ “tìm cách khôi phục Trung Quốc về đúng vị trí của mình và làm giảm đi sự sai lệch lịch sử về ảnh hưởng toàn cầu vượt trội của phương Tây.”

Sau nhiều năm xem xét các tài liệu của ĐCSTQ như các hồi ký, bài phát biểu và tiểu sử, ông Doshin nhận định, chiến lược lớn của ĐCSTQ hiện đang ở giai đoạn thứ ba. Ông Doshi nhận thấy Trung Quốc coi sự cạnh tranh của họ với Hoa Kỳ là mang tính toàn cầu, khu vực, và chức năng trong nhiều lĩnh vực.

Ông giải thích: “Đó là trong các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, công nghệ, tài chính, các công nghệ mới nổi, hiển nhiên là trong cả các thể chế chính trị và an ninh.”

Ông lưu ý, bản chất của sự cạnh tranh Trung-Mỹ đã rộng lớn hơn nhiều trong thời gian gần đây, liên quan đến nhiều quốc gia hơn.

Ông Doshi nhấn mạnh: “Nếu các bạn nhìn vào diễn thuyết của Trung Quốc về những gì họ coi là tương lai của cạnh tranh… họ tin rằng phương Tây, Hoa Kỳ và những nước khác sẽ ngày càng [mở rộng] hợp tác với nhau. Họ nghĩ rằng họ cũng phải làm điều tương tự với các nước khác. Theo dự tính của riêng họ, điều đó khó khăn hơn một chút bởi vì họ không có mạng lưới các đồng minh và quan hệ đối tác lịch sử tương tự như vậy.”

Phát biểu của ông được đưa ra với tư cách cá nhân là một cựu giảng viên của Viện Brookings.

Theo ông Doshi, giai đoạn đầu tiên trong chiến lược lớn của Trung Quốc kéo dài từ năm 1989 đến năm 2008, sau đó giai đoạn thứ hai diễn ra trong tám năm tiếp theo. Năm 2016, Trung Quốc bắt đầu tiến hành giai đoạn ba của chiến lược.

Ông Doshi nhìn nhận, Bắc Kinh từng coi Hoa Kỳ như một đồng minh trước khi họ thay đổi nhận thức và coi Mỹ là mối đe dọa về ý thức hệ và quân sự sau khi xảy ra ba sự kiện: vụ thảm sát của ĐCSTQ ở Quảng trường Thiên An Môn, Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất và sự sụp đổ của Liên Xô. Mô tả các sự kiện này là một “sự kết hợp ba mối đe dọa gây khó chịu”, ông cho rằng Bắc Kinh đã mở ra cụm từ đầu tiên: chiến lược ngăn chặn – phòng thủ.

Cuốn sách của ông cũng mô tả chi tiết cách Trung Quốc đưa ra các quyết định về quân sự, chính trị, và kinh tế phù hợp với chiến lược ngăn chặn – phòng thủ này. Ví dụ, Bắc Kinh đã chuyển từ việc kiểm soát lãnh thổ hàng hải từ xa sang việc ngăn chặn khả năng Hải quân Hoa Kỳ đi qua lại hoặc can thiệp vào các vùng biển gần Trung Quốc. Sự thay đổi này đi kèm với việc tập trung đầu tư quân sự vào tàu ngầm, kho vũ khí thủy lôi, và các tên lửa đạn đạo chống hạm.

Trong cuộc hội thảo trực tuyến, ông Doshi cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Trung Quốc có cái nhìn khác về Hoa Kỳ. ĐCSTQ tin rằng Hoa Kỳ đang “suy yếu” và mô hình kinh tế và chính trị của nước này không “hiệu quả”. Dựa trên quan điểm mới của mình, Bắc Kinh bắt đầu tập trung nhiều hơn về “việc xây dựng các nền tảng cho trật tự của Trung Quốc tại châu Á”.

Ông nói, sự chuyển đổi từ ngăn chặn-phòng thủ sang xây dựng trật tự mới được thể hiện qua bài phát biểu của cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị đại sứ năm 2009, trong đó ông nhấn mạnh Trung Quốc phải “tích cực hoàn thành điều gì đó”.

Và kết quả là, Bắc Kinh bắt đầu tập trung nhiều hơn vào năng lực quân sự tầm xa, chuyển hướng sang đầu tư vào hàng không mẫu hạm, các căn cứ quân sự ở nước ngoài, và các tàu nổi.

Ông Doshi còn nói rằng, Bắc Kinh đã tái khẳng định niềm tin của mình rằng Hoa Kỳ, cũng như phương Tây, đang suy thoái, sau khi chứng kiến các ứng viên dân túy giành chiến thắng trong một số cuộc bầu cử trên khắp thế giới vào năm 2016, như chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump, và cuộc bỏ phiếu Brexit của Vương quốc Anh. Dựa trên đánh giá của mình, chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu tiến hành giai đoạn ba của chiến lược lớn, mà ông gọi là chiến lược mở rộng.

Ông lưu ý, chính quyền cộng sản Trung Quốc “thực hiện các chiến lược ngăn chặn-phòng thủ và xây dựng từ những thời kỳ đầu và áp dụng chúng trên phạm vi toàn cầu”.

Cuốn sách của ông Doshi kết luận: “Nếu có hai con đường dẫn đến bá quyền, bá quyền khu vực và bá quyền toàn cầu, Trung Quốc hiện đang theo đuổi cả hai. Rõ ràng, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt và cách Washington xử lý sự trỗi dậy của họ [Trung Quốc] để trở thành siêu cường sẽ định hình tiến trình của thế kỷ tới.”

Nhật Minh (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Nhật Minh

Published by
Nhật Minh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

53 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago