Afghanistan được mệnh danh là Ngã tư của Trung Á, sự ổn định của quốc gia này ảnh hưởng đến các nước láng giềng như Iran, Pakistan và Trung Quốc. Với việc Taliban trở lại nắm quyền, mối quan hệ của lực lượng này với các nước có chung biên giới sẽ phát triển và ảnh hưởng như thế nào đến cán cân quyền lực khu vực?

p2990081a26360596
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Taliban tại Afghanistan đã đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. (Ảnh: Trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc).

Ấn bản tiếng Trung của Epoch Times Chinese đã phỏng vấn ông Yuping Su, cựu quan chức ngoại giao Đài Loan tại Israel. Ông đã nêu rõ quan điểm của mình về tình hình Afghanistan hiện nay trong trật tự khu vực.

“Hiện tại, Taliban mới nắm chính quyền. Điều quan trọng nhất [của họ] là phải tiếp quản một cách hòa bình các kho lưu trữ, nhân sự, cơ sở vật chất, quỹ, v.v.” ông Su nhận định.

Taliban cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến 2001 và có quan hệ không tốt với các quốc gia láng giềng trong thời gian đó.

Tuy nhiên, trước khi vào phủ tổng thống Afghanistan, các thủ lĩnh Taliban đã có cuộc gặp với 15 nhà ngoại giao và phái đoàn các nhà lãnh đạo Afghanistan tại Doha. Họ thậm chí còn cử đặc phái viên tới Iran, Trung Quốc và Nga để bày tỏ thiện chí. chưa từng thấy trong thời kỳ cầm quyền cuối cùng của Taliban. Ông Su coi đó là một dấu hiệu cho thấy sự linh hoạt ngày càng tăng trong quan hệ đối ngoại của lực lượng này.

Taliban có thể trở thành đòn bẩy trong khu vực

Pakistan luôn ủng hộ Taliban nên việc Pakistan là nước đầu tiên công nhận Taliban giành lại quyền lực là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Taliban với Iran lại tế nhị hơn nhiều.

Ông Su giải thích, sự chia rẽ của Hồi giáo Shia và Sunni đã kéo dài hơn 1.000 năm. Sự thù địch giữa Iran (theo Shia) và Taliban (theo Sunni) cũng luôn ở vấn đề tôn giáo.

Ông Su cho hay: “Hoa Kỳ là kẻ thù chung của họ trước khi Taliban giành lại quyền lực của mình.” Ông dự đoán tình hình sẽ thay đổi rất nhanh sau khi Taliban giành lại quyền cai trị của chế độ này tại Afghanistan.

Iran sẽ thận trọng về liên minh của Taliban với Ả Rập Xê-út và các quốc gia thành viên khác trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Liên minh tạo thành gọng kìm tấn công Iran ở cả hai phía Đông và Tây. Do đó, Iran có thể cảm thấy bị đe dọa và có thể phải thỏa hiệp trong cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân ở Vienna. Ông Su tin rằng quan điểm này cũng có điểm tốt đối với Hoa Kỳ, bởi “Taliban sẽ đóng vai trò như một con tốt cho liên minh Ả Rập.”

Liệu Taliban có thể tham gia vào cuộc đối kháng hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc và Nga hay không? Theo quan điểm của ông Su, dựa trên bản chất của Taliban, lịch sử cuộc đàn áp người Hồi giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Tân Cương và cuộc đàn áp Chechnya và Tatars của Nga, Taliban hoặc các nhà lãnh đạo chiến binh của lực lượng này có thể “sẽ không ngại trừng phạt những kẻ ngoại đạo hoặc những người vô Thần” thay mặt cho các tín đồ đạo Hồi.

Quan hệ giữa ĐCSTQ với Iran và Taliban

ĐCSTQ và Iran chính thức ký thỏa thuận hợp tác 25 năm vào ngày 27/3 năm nay. Bộ trưởng Ngoại giao của ĐCSTQ Vương Nghị đã gặp các thủ lĩnh chính trị của Taliban tại Thiên Tân vào ngày 28/7, ngay trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Điều này có nghĩa là ĐCSTQ đang thiết lập hòa bình với các nước láng giềng của mình?

Ông Su nhận thấy, Iran và Afghanistan mang đến những lợi ích nhất định cho ĐCSTQ.

Đối với ĐCSTQ, Iran là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch quan trọng và còn là đối tác chiến lược để kiềm chế Hoa Kỳ. Những liên minh như vậy, dựa trên việc đối đầu với kẻ thù chung, thường dễ bị tổn thương nhất.

Đối với Iran, ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô Thần thực sự không đáng tin cậy đến vậy. Ông Su cho rằng, mối quan hệ này thuần túy là vì trao đổi lợi ích hơn là sự trung thực, và “những người Iran thông thường ngưỡng mộ văn hóa phương Tây hơn, lại ít hiểu biết về Trung Quốc”.

Về mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Taliban, ông Su phân tích Taliban sẽ làm hài lòng ĐCSTQ bằng mọi giá trong một khoảng thời gian ngắn. Taliban cần sự hỗ trợ tài chính của ĐCSTQ để khôi phục nền kinh tế, phát triển các nguồn tài nguyên khai thác cũng như nguồn cung cấp công nghệ và vật liệu.

Tuy nhiên, ĐCSTQ từ lâu đã coi lực lượng Đông Turkistan bên trong và bên ngoài Trung Quốc là “những kẻ khủng bố”. Toàn bộ khu vực Tân Cương đã trở thành trại tập trung của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác. Cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một sự thật hiển nhiên mà thế giới đều đã biết. Bản thân ĐCSTQ cũng thừa hiểu, có sự tồn tại của lực lượng Đông Turkistan trong số các thủ lĩnh của Taliban.

Do đó, thời kỳ trăng mật giữa ĐCSTQ và Taliban sẽ không kéo dài “vì vấn đề của người Hồi giáo ở Trung Quốc”, ông Su khẳng định.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: