Trong phỏng vấn với tờ Pravda Ukraine đăng hôm Thứ Ba 13/8, Roman Kostenko, đại biểu Quốc hội Ukraine, đại tá của cơ quan đặc vụ SBU, cho rằng độ tuổi nhập ngũ nên là từ 20 đến 50 tuổi. Vấn đề trốn nhập ngũ vẫn là một vấn đề đau đầu của quốc gia đang này khi đang chìm trong chiến tranh kể từ cuối tháng 2/2022.
Trong một phiên phỏng vấn khá lâu với nhiều chủ đề của Pravda Ukraine, một tờ báo theo tương đối sít sao chủ trương của chính quyền Kiev, ông Kostenko đã nói rằng tuổi quân Ukraine nên từ 20 đến 50, đứng từ góc độ lợi ích quốc gia mà xét.
“Tôi là đại biểu quốc hội, ưu tiên hàng đầu của tôi là lợi ích quốc gia,” ông Kostenko nói với phóng viên. “Chúng ta quả thực có vấn đề là người ta vẫn theo phong cách nhập ngũ lỗi thời […] Tôi tin rằng chúng ta nên có độ tuổi nhập ngũ từ 20 đến 50.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng người lớn tuổi hơn “có thể được điều động theo ý muốn, nhưng không được điều động vào vị trí chiến đấu”, và “muốn cung cấp cho các đơn vị chiến đấu sao có thể chiến đấu một cách bình thường và khỏe mạnh và có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, thì phải có độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.”
Đoạn video này, quay cảnh Roman Kostenko đặt chân tới Kursk do chính ông ghi hình và gửi, đã được các fan Ukraine lưu hành rộng rãi trên mạng xã hội. Thông qua video này, Đại biểu Quốc hội Kostenko nói với Chủ tịch Quốc hội Ruslan Stefanchuk rằng ông đã tự ý theo quân đội Ukraine để ra tiền tuyến Kursk —nghĩa là ông Kostenko đã “tới Nga mà không xin phép trước”— và ông lấy làm tiếc rằng trong thời gian những ngày tới ông có thể vắng mặt tại các hoạt động như bỏ phiếu gì đó ở Quốc hội Ukraine.
Như Pravda chỉ ra, ông Kostenko phàn nàn rằng hiện vẫn đang có một số bất cập trong cách vận hành của TRC (ТЦК – cơ quan chịu trách nhiệm tuyển quân ở Ukraine), ví như chạy theo số lượng thay vì chất lượng.
“Tất nhiên, có những bất cập ở một số chỗ của TRC,” ông chia sẻ với phóng viên, “Trước hết, bạn cần chú ý đến chất lượng nhân sự. Việc các TRC chạy theo số lượng thường xảy ra: Bảo rằng phải có 10 người mỗi ngày. Thế là khi bạn ra đường, bạn bị bắt và đưa đến trung tâm huấn luyện. Và kết quả là người này nghiện ma túy, người kia có vấn đề nào đó khác […]
Quân đội chúng ta dù có nhiều lên, nhưng chất lượng nhân sự thì không có […]
Chúng ta hiện có một đội quân hàng triệu người ở một quốc gia rộng lớn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ, bởi vì chúng ta đang chiến đấu chống lại một quốc gia rộng lớn hơn nhiều là Liên Bang Nga.
Chúng ta phải có quân đội lớn hơn nữa.”
Cũng theo Pravda chỉ ra, theo luật huy động quân đội mới nhất đang hiện hành ở Ukraine, do Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) công bố ngày 11/4/2024 và có hiệu lực từ 18/5/2024, thì quy định lính nghĩa vụ là từ 25 đến 60 tuổi phải được điều động. Những người Ukraine trong độ tuổi này buộc phải khai báo với TRC trong vòng 60 ngày kể từ khi luật có hiệu lực, tức là trước ngày 18/7/2024.
Ngày 14/7/2024, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng sẽ phạt những ai không đăng ký đúng hạn từ 17.000 đến 25.500 Hryvnia (tương đương 10,3 đến 15,5 triệu VNĐ).
Trốn tránh quân dịch ở Ukraine là vấn đề được nói đến khá nhiều, kể cả trên những kênh truyền thông của các đồng minh phương Tây.
Video do Sky News (Anh) đăng cho thấy cảnh những người trốn lính Ukraine bị tóm khi tìm cách vượt biên, khi họ bị lôi ra khỏi xe van và bị đập vào đầu một cách nhục nhã. Video cũng có những chộp những người trốn lính trong các hoàn cảnh khác nữa. Video là phóng sự của Sky News vào dịp chính quyền Kiev điều chỉnh tuổi nhập ngũ vào tháng 4, hạ từ 27 tuổi xuống 25 tuổi.
Trong một bài đăng hồi tháng 4 năm nay với tiêu đề “Những phần tử trốn lính Ukraine đang sống trong sợ hãi”, tờ báo The Economist đa quốc gia với trụ sở ở Anh, nói về các loại nỗi sợ hãi khác nhau nếu phải nhập ngũ ở Ukraine.
Ví như trường hợp anh Vladyslav, một trong những người đang lẩn trốn được The Economist phỏng vấn, thì anh không sợ chiến đấu vì tổ quốc, mà sợ hãi là vì anh biết rằng nếu tòng quân thì anh sẽ chết vì bị đẩy ra tiền tuyến với đạn dược quá thiếu thốn hoặc vì lý do không đáng tương tự. Tờ báo tường thuật:
“Vladyslav, 24 tuổi, là một người yêu nước tận tụy vào thời chiến tranh mới nổ ra.
Trong những tháng đầu, anh xem các báo cáo về hành động tàn bạo của Nga và cảm thấy thôi thúc chiến đấu mạnh mẽ. Sau đó, những người đàn ông mà anh quen biết bắt đầu rời đi —Họ đi về phía Đông, ra tiền tuyến. Bạn bè, họ hàng, cha, dượng đều trở thành quân nhân— Và Vladyslav bắt đầu nhận được những thông tin cập nhật đáng sợ về thực tế chiến tranh với quá ít đạn dược. Nhiều người mà anh quen biết đã lần lượt chết đi.
Một đồng nghiệp đã bị giết chỉ ba ngày sau khi được đưa đến Bakhmut. Một người khác được cho là đã chết sau khi bị bắt ở Mariupol, nhưng sau đó được trao trả trong một cuộc trao đổi tù nhân sau khi anh ta được cho là đã bị tra tấn.
Gia đình của Vladyslav hiện đang thúc giục anh tránh xa những sĩ quan quân dịch đang rình mò trên các nẻo đường của Odessa. Anh nghe theo lời khuyên của họ và đang trốn tránh.
“Không phải là tôi sợ chiến đấu, mà là tôi sợ vì tôi biết chuyện gì đang xảy ra ngoài kia,” anh nói với phóng viên.
Vladyslav đã chứng kiến nhiều cuộc bắt người [đi lính]. Anh miêu tả các sĩ quan quân dịch là những “ngư dân” chuyên “bắt” nạn nhân, theo lối nói của dân địa phương.
“Họ rình rập gần các bến xe buýt và chặn xe buýt khi chúng khởi hành, kiểm tra giấy tờ tùy thân của bất kỳ nam giới nào phù hợp với tiêu chuẩn của họ.””
Trong một báo cáo của BBC cuối năm ngoái, hãng tin đã tiến hành điều tra và kết luận rằng hơn 40.000 đàn ông Ukraine tìm cách đào thoát ra nước ngoài để trốn quân dịch kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, và có khoảng 20.000 người đã thành công.
Tờ The Guardian của Anh báo cáo rằng các kênh trên Telegram đã mọc lên như nấm, mà qua đó những người trốn lính Ukraine tìm cách né tránh khỏi bị bắt. Họ dùng tiếng lóng để thông báo cho nhau. Ví dụ, câu hỏi “Thời tiết ở ga tàu điện ngầm XYZ như thế nào?” là để hỏi về tình hình chộp lính ở ga, và câu trả lời “ba đám mây che phủ một chàng trai trẻ” là để nói rằng một phần tử trốn lính xấu số đang rơi vào tay 3 sỹ quan quân dịch.
Theo một phân tích trên truyền thông Ukraine thì cơ quan tuyển quân của Ukraine, theo luật mới hiện hành, có thể bắt lính cả những người mà lẽ ra không thể nào nhập ngũ nếu ở hầu hết nước khác trên thế giới: người nhiễm HIV, viêm gan siêu vi mãn tính, cao huyết áp giai đoạn I, và thậm chí cả những người có vấn đề về thính giác hay “rối loạn thần kinh nhẹ.”
Trong một bài báo cáo gần đây của RT với tiêu đề “Tôi sợ chết — Như thế nào và tại sao đàn ông Ukraine trốn quân dịch” đăng ngày 8/8 vừa qua, nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từng giải thích cho sự căng thẳng trong việc nhập ngũ này bằng cách trích dẫn kiến nghị của Valery Zaluzhny —cựu Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine— rằng quốc gia này cần tăng tốc tuyển quân sao cho có thêm 450.000 đến 500.000 tân binh.
Cũng theo RT, trên khắp Ukraine, chi phí hối lộ để trốn nghĩa vụ quân sự đã tăng vọt kể từ đợt tổng động viên vào năm 2022.
Trong những năm trước, giá hối lộ dao động từ 2.000 USD đến 3.000 USD. Gần đây, khi luật huy động được thắt chặt hơn, giá vẫn ổn định ở mức khoảng 5.000 USD. Một số nơi đặc biệt, giá có thể cao tới 10.000 USD hoặc 17.000 USD.
Nhưng với những diễn biến quân sự đang diễn ra, RT phỏng đoán rằng giá rất có thể sẽ tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng sau khi trả giá cao cho sự tự do của mình một lần, thì sẽ tránh 100% khỏi bị chộp vào lần khác.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…