Ngày 19/12, ông Trịnh Huy Bân, Giám đốc Ban Thông tin của Viện Lập pháp Đài Loan, đề cập rằng mỗi tháng Đài Loan phải chịu trung bình gần 900.000 cuộc tấn công mạng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tất cả đều được theo dõi.
Ngày 19/12, Ủy ban Tư pháp và Pháp luật của Viện Lập pháp Đài Loan đã xem xét ngân sách của Viện Lập pháp cho năm tới. Các nhà lập pháp lo ngại về vấn đề bảo vệ an ninh thông tin tại Viện Lập pháp.
Theo Thông tấn xã Trung ương (CNA), ngày 19/12, Ủy ban Tư pháp và Pháp lý của Viện Lập pháp Đài Loan tiếp tục xem xét dự luật ngân sách chung của chính phủ trung ương năm 2025 về phần thu và chi của Viện Lập pháp. Sau khi thảo luận, không có ngân sách nào bị khấu trừ.
Nhà lập pháp của Đảng Dân Tiến Chung Giai Tân (Chung Chia-pin) cho biết, chất lượng và tốc độ mạng không dây hiện tại của Viện Lập pháp không tốt, các vấn đề như gián đoạn kết nối đột ngột và tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra.
Ông cũng lo ngại liệu việc bảo vệ an ninh của Viện Lập pháp có đầy đủ hay không. Nếu bị tin tặc xâm nhập và đánh cắp thông tin mật sẽ gây thiệt hại lớn cho đất nước.
Về vấn đề bảo mật thông tin, Trịnh Huy Bân cho biết, ông sẽ giải thích trong một báo cáo chi tiết. Đây cũng là chủ đề mà Bộ Thông tin Đài Loan rất coi trọng vì “liên tục có những cuộc tấn công vào chúng tôi từ bờ bên kia (ĐCSTQ), trung bình có 900.000 cuộc tấn công mỗi tháng.”
Văn phòng Thông tin Đài Loan cũng đang theo dõi tình hình, và cũng sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh thông tin có liên quan theo quy định của Luật An ninh Thông tin. Các cuộc họp cũng được tổ chức hàng tháng để tìm hiểu tình hình liên quan.
Trên thực tế, ngoài việc phát động các cuộc tấn công mạng vào Đài Loan, ĐCSTQ còn thao túng những thông tin sai lệch liên quan đến các cuộc tấn công mạng.
Ngày 23/9 năm nay, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tuyên bố, Lực lượng Thông tin Truyền thông và Điện tử của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã tiến hành một cuộc tấn công vào mạng của Trung Quốc Đại Lục.
Bộ này cho biết, họ đã xác định được 3 nhân viên tại ngũ của Quân đội Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đào Loan, và mở vụ án chống lại 3 người này để điều tra theo quy định của pháp luật, đồng thời công bố tên và hình ảnh của 3 người.
Về vấn đề này, cùng ngày Cục Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra thông cáo báo chí, nêu rõ nội dung cáo buộc của ĐCSTQ là không đúng sự thật. Với tình hình hiện tại và các mối đe dọa trên mạng, ĐCSTQ mới là kẻ khởi xướng phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước những thông tin sai lệch do ĐCSTQ cố tình thao túng, đơn vị an ninh quốc gia phân tích rằng ĐCSTQ đang tiến hành thao túng nhận thức trong nước, nhằm khơi dậy tình cảm chống Đài Loan và kích động sự thù địch xuyên eo biển.
Cơ quan an ninh quốc gia Đài Loan cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ và Nga sẽ sử dụng các cuộc tấn công mạng tương tự, để phá hoại an ninh thông tin của các quốc gia khác, hoặc gây ra rủi ro an ninh nội bộ.
Việc ĐCSTQ tung ra thông tin sai lệch lần này nhằm che đậy những cảnh báo gần đây của cộng đồng quốc tế về các cuộc tấn công mạng của họ. Hiện nay ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy mối đe dọa an ninh thông tin do ĐCSTQ gây ra cho nhiều quốc gia.
Ngoài ra, báo cáo gần đây của Fortinet còn đề cập, trong nửa đầu năm 2023, tổng cộng 412 tỷ mối đe dọa độc hại đã được phát hiện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đài Loan chiếm 55% với con số 224,8 tỷ, tương đương gần 15.000 vụ tấn công mỗi giây.
Tuy nhiên, trước sự tấn công của tin tặc và các chương trình độc hại, giá trị sản lượng của ngành bảo mật thông tin Đài Loan đã tăng lên, đạt 74,4 tỷ Đài tệ (khoảng 2,27 tỷ USD) vào năm ngoái và dự kiến sẽ vượt 100 tỷ Đài tệ (hơn 3 tỷ USD) vào năm 2026.
Ngày 11/6, Cyber Express đưa tin, nhóm tin tặc “Mustang Panda” có nguồn gốc từ Trung Quốc hoạt động với độ chính xác đáng báo động, có thể cho thấy những nỗ lực gián điệp mạng liên quan đến chính phủ.
Tin cho biết, những hoạt động gián điệp mạng gần đây gây ra mối đe dọa rộng khắp do nhóm tin tặc Mustang Panda có dính líu với Trung Quốc. Nhóm tin tặc này nhắm đến các cơ quan, các tổ chức phi lợi nhuận, các định chế giáo dục Việt Nam.
Không chỉ Việt Nam, Mustang Panda còn vươn đến các tổ chức khắp Hoa Kỳ, Châu Âu, những vùng Á Châu khác gồm Mông Cổ, Myanmar, Pakistan.
Những chuyến bay dài và ngồi lâu kết hợp với áp suất không khí thấp…
Quyền Tổng thống Choi Sang-mok cho biết chính phủ sẽ làm hết sức để tập…
Hôm thứ Sáu (27/12), Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Bắc Kinh đã áp…
Tâm hồn rộng mở tràn đầy lòng từ bi sâu sắc, liệu có thể không…
Cấp cao của tình báo Mỹ đã áp chế chứng cứ thuyết phục cho thấy…
Hai hành khách và một thành viên phi hành đoàn trên máy bay của hãng…