Điều tra nguồn gốc virus: TQ không hợp tác, Mỹ vẫn có biện pháp

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Dương Khiết Trì đã có cuộc điện đàm, ngoài nhắc đến các vấn đề như Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương, còn nhấn mạnh phía Trung Quốc cần cho phép Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục đến Trung Quốc tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19. Có chuyên gia cho biết, ngay cả khi Trung Quốc không hợp tác, phía Mỹ vẫn có biện pháp khởi động điều tra liên quan. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 4/2/2021. (Nguồn: Freddie Everett/ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

Tổng hợp thông tin từ truyền thông, ngày 6/11, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã có cuộc điện đàm với quan chức ngoại giao cấp cao nhất của ĐCSTQ là ông Dương Khiết Trì. Ngoại trưởng Mỹ đã ra tuyên bố, sau khi kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại với phía Trung Quốc, ông nhấn mạnh bày tỏ quan tâm đến quy phạm dân chủ tại Hồng Kông ngày càng xấu đi, đặc biệt đạt quan tâm đối với vấn đề diệt chủng và tội ác đang đang diễn ra ở Tân Cương. Ông kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt gây áp lực với Đài Loan, giải quyết vấn đề hai bờ eo biển một cách hòa bình.

Ngoài ra, về vấn đề nguồn gốc COVID-19, ông Blinken yêu cầu phía Trung Quốc cần tăng cường hợp tác và minh bạch trong điều tra nguồn gốc virus, bao gồm tiến hành điều tra nguồn gốc giai đoạn hai tại Trung Quốc do các chuyên gia của WHO dẫn đầu. 

Theo Wall Street Journal đưa tin, một báo cáo liên quan đến nguồn gốc COVID-19 của Phòng Thí nghiệm Quốc gia của Chính phủ Mỹ đã đưa ra kết luận, giả thiết virus rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán là hợp lý, đáng để tiến hành điều tra thêm. 

Ngày 12/6, Đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, từ cuối tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh cho cơ quan tình báo Mỹ tăng nỗ lực điều tra nguồn gốc COVID-19 và một số nhà khoa học nổi tiếng chuyển hướng sang ủng hộ tiến hành điều tra toàn diện lý thuyết virus có khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Lời kêu gọi của các giới tại Mỹ yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cho phép điều tra nguồn gốc virus một cách minh bạch, công khai và không hạn chế ngày càng lớn. 

Trong đó, ông Richard Ebright, nhà nghiên cứu sinh học phân tử tại Đại học Rutgers là một trong những nhà khoa học đầu tiên đưa ra giả thuyết nguồn gốc COVID-19 có khả năng là do rò rỉ hoặc sự cố phòng thí nghiệm. Ông và một số nhà khoa học nổi tiếng quốc tế từng gửi một bức thư công khai ký tên chung cho WHO, cho rằng có tồn tại thiếu sót trong cuộc điều tra nguồn gốc virus được phối hợp giữa WHO và Trung Quốc, không giải quyết được giả thuyết virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. 

Báo cáo của VOA dẫn lời ông Richard Ebright cho biết, hiện tại giới khoa học có sự chia rẽ đối với vấn đề nguồn gốc virus rốt cuộc là tự nhiên hay thoát ra từ phòng thí nghiệm, nguyên nhân là bởi vì các chứng cứ trước đó không thể phủ định lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: “Không có bất cứ chứng cứ khoa học nào có thể để chúng ta đưa ra lựa chọn giữa hai khả năng có thể là sinh ra từ tự nhiên và từ phòng thí nghiệm. Tất cả chứng cứ khoa học và tất cả những chứng cứ an toàn khác đều phù hợp với hai loại khả năng này. Chưa bao giờ có một đồng thuận khoa học về điều ngược lại”. 

Ông Richard Ebright còn cho biết, điều tra nguồn gốc COVID-19 liệu có phải rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay không đã vượt ra khỏi phạm trù khoa học, điều tra về thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm cần được hoàn thành bởi cuộc điều tra pháp y. Ông giải thích thêm: “Đáp án của vấn đề này sẽ đến từ điều tra truyền thống, điều tra giám định sự thực (pháp y), vốn có khả năng điều tra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những cuộc điều tra như vậy sẽ cần sự hợp tác của Chính phủ Trung Quốc và Viện Virus học Vũ Hán. Điều tra theo hình thức này sẽ áp dụng kiểu kiểm tra, kiểm tra cơ sở thiết bị phòng thí nghiệm, kiểm tra ghi chép của phòng thí nghiệm, kiểm tra kho dữ liệu điện tử của phòng thí nghiệm, kiểm tra mẫu phòng đông lạnh, lấy mẫu từ mẫu phòng đông lạnh và tiến hành giải trình tự; phỏng vấn tất cả những người liên quan, từ nhân viên quản lý mặt đất, nhân viên duy tu bảo dưỡng đến nhân viên an ninh, nhân viên công tác trong phòng thí nghiệm và nhân viên quản lý phòng thí nghiệm. Cần phải phỏng vấn riêng từng người họ trong tình huống không có sự giám sát của chính phủ. Việc này cũng cần đọc và kiểm tra hồ sơ y tế của những người này và mẫu huyết thanh của họ.”

Tuy nhiên, về những vấn đề này thì Trung Quốc lại có thái độ cứng rắn. Trong cuộc điện đàm với ông Blinken, ông Dương Khiết Trì chỉ trích thuyết “phòng thí nghiệm rò rỉ virus corona mới” là chuyện hoang đường do một số người Mỹ biên tạo và phát tán, nói rằng phía Trung Quốc biểu thị quan ngại nghiêm trọng về việc này. “Chúng tôi thúc giục phía Mỹ tôn trọng sự thực và khoa học, không nên chính trị hóa vấn đề điều tra nguồn gốc, dồn sức vào việc hợp tác quốc tế đề chống dịch.”

WHO gần đây cũng cho biết, họ không cách nào buộc Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về nguồn gốc COVID-19. Tuy nhiên ông Richard Ebright cho rằng ngay cả khi không có sự hợp tác của ĐCSTQ, Mỹ vẫn có năng lực khởi động điều tra liên quan trên lãnh thổ Mỹ. 

Tiến sĩ Richard Ebright (Nguồn: Trường Rutgers)

Ông Richard Ebright nói, “Điểm trọng yếu ở đây là, tất cả các công việc mà Viện Virus học Vũ Hán thực hiện đối với virus corona liên quan đến bệnh SARS trên dơi đều được tiến hành thông qua hợp đồng hợp tác với một tổ chức phi chính phủ. Tổ chức phi chính phủ này nằm ở New York và có tên là “Liên minh Sức khỏe Cinh thái” (EcoHealth Alliance), do đó trong ổ cứng và tủ hồ sơ của tổ chức này sẽ có tài liệu điện tử và tài liệu giấy, những tài liệu này có thể cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng và hữu dụng để giải quyết vấn đề nguồn gốc virus. Có thể là có thư kiến nghị xin kinh phí của họ, báo cáo tiến độ giải ngân, dữ liệu nguyên thủy của Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, dữ liệu phân tích của Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, bản nháp luận văn khoa học viết cùng với Phòng Thí nghiệm Vũ Hán và lượng lớn thông tin trao đổi với Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Những thứ này đều là thông tin mà công chúng Mỹ và các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần nắm được, bởi vì chúng ta trả phí cho nó. Chúng ta cung cấp 123 triệu đô la Mỹ, do chính phủ liên bang cung cấp cho Liên minh Sức khỏe Sinh thái, dùng cho dự án này và các dự án khác nữa.”

Ông Richard Ebright còn nói, Quốc hội hoặc Bộ Tư pháp Mỹ cần nhanh chóng khởi động điều tra, và tiến hành triệu tập những người liên quan. 

Giữa tháng Một năm nay, chuyên gia của WHO đã đến Trung Quốc để triển khai điều tra nguồn gốc COVID-19 trong thời gian 4 tuần. Ngày 30/3, WHO công bố báo cáo điều tra nguồn gốc virus, báo cáo định nghĩa virus rò rỉ từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán là “rất không có khả năng”. Tuy nhiên kết quả điều tra này khiến ngoại giới nghi ngờ mạnh mẽ. 

Tiếp sau đó, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus lại giải thích với các nước thành viên WHO sau khi công bố báo cáo rằng trong cuộc thảo luận của ông với nhóm điều tra của WHO, ông biết được họ bị hạn chế trong việc nhận được dữ liệu, điều tra nguồn gốc virus cần tiến hành thêm. Trong phát biểu của mình, lần đầu tiên ông công khai thừa nhận không loại trừ khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đối với một nhân vật luôn bị chỉ trích là có mối quan hệ quá mật thiết với Bắc Kinh, thì phát biểu này là một sự lên án đối với Bắc Kinh. 

Theo AFP tổng hợp các dữ liệu chính thức, đến 6 giờ tối ngày 9/6, toàn cầu có ít nhất 3.750.028 người tử vong vì nhiễm COVID-19, ngoài ra có ít nhất 173.909.210 người lây nhiễm. 

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm:

Văn Lệ

Published by
Văn Lệ

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

18 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago