‘Doanh nghiệp Trung Quốc, cút đi!’ – người Myanmar giận dữ với kế hoạch đầu tư từ Bắc Kinh

“Đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc sẽ bị đốt cháy”, một nhóm người biểu tình ở Myanmar tuần này đã hô vang trên tuyến đường có lắp đặt ống dẫn khí đốt của Trung Quốc.

Được Trung Quốc ca ngợi là biểu tượng của “sự hợp tác cùng có lợi”, đường ống dẫn khí đốt đã trở thành mục tiêu mới để người dân Myanmar trút giận vì nhận thức rằng Bắc Kinh đang hậu thuẫn cho chính quyền quân đội trong cuộc đảo chính ngày 1/2.

Sự gia tăng tâm lý chống Trung Quốc đã đặt ra những lo ngại không chỉ trong giới kinh doanh Myanmar mà còn ở tại Trung Quốc khi nước này đã liên tục đổ tiền đầu tư vào Myanmar trong những năm gần đây, bao gồm hàng tỷ đô la của kế hoạch cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường”.

“Doanh nghiệp Trung Quốc, Cút đi, Cút đi!,” những người biểu tình hô vang ở thành phố Mandalay, một điểm trọng yếu trên các tuyến đường ống xuyên Myanmar từ Ấn Độ Dương đến Trung Quốc. 

Đường ống dẫn khí đốt từ các mỏ ngoài khơi của Myanmar được khai trương vào năm 2013 khi quân đội Myanmar bắt đầu cải cách dân chủ. Trong khi đó, đường ống dẫn dầu dài 770 km trị giá 1,5 tỷ USD, chuyên chở dầu thô chủ yếu từ Trung Đông, bắt đầu hoạt động vào năm 2017 dưới thời chính phủ của nhà lãnh đạo đắc cử Aung San Suu Kyi.

Các cuộc biểu tình phản đối đường ống bùng lên sau khi một tài liệu của chính phủ Myanmar bị rò rỉ từ một cuộc họp ngày 24/2, cho thấy các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền Myanmar bổ sung thêm lực lượng an ninh và cung cấp thông tin tình báo tốt hơn về các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số nằm dọc trên tuyến đường ống.

“Bảo vệ an ninh cho các dự án hợp tác song phương là trách nhiệm chung của cả Trung Quốc và Myanmar”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trước các câu hỏi của Reuters về tài liệu này, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi “tất cả các bên ở Myanmar bình tĩnh, kiềm chế” để giải quyết xung đột.

Bộ nói tiếp: “Điều này cũng sẽ mang lại lợi ích và an toàn cho các hoạt động của các dự án hợp tác song phương.”

Dư luận thù địch

Hàng tỷ đô la đã được dành cho các dự án như vậy, bao gồm một hành lang kinh tế trị giá 1,3 tỷ đô la, các khu công nghiệp, một thành phố mới bên cạnh trung tâm thương mại Yangon và một tuyến đường sắt tới biên giới.

Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, cho biết: “Dư luận thù địch sẽ gây ra các mối đe dọa lâu dài và thiệt hại cho kế hoạch của Trung Quốc.”

Bà đặc biệt chỉ ra những thiệt hại gây ra đối với danh tiếng của Bắc Kinh trước dự án đập Myitsone. Đây là dự án đã bị đình trệ vào năm 2011 trong bối cảnh bị người dân địa phương phản đối kịch liệt, khiến Trung Quốc sau đó ra sức thúc đẩy các chiến dịch gây ảnh hưởng với công chúng cũng như các nhà lãnh đạo chính trị.

Những nỗ lực “lấy lòng” của Trung Quốc trong những năm gần đây bao gồm nhiều mặt, từ tặng ba lô đi học cho học sinh đến tài trợ các chuyến đi tới Trung Quốc cho các quan chức Myanmar. Một cuộc khảo sát năm 2018 ở Myanmar cho thấy “sự thiên vị rõ ràng” của chính phủ đối với các khoản đầu tư đến từ Trung Quốc.

Trung Quốc cũng cố gắng giữ quan hệ chặt chẽ với bà Suu Kyi, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ với quân đội.

Trong khi các nước phương Tây lên án cuộc đảo chính, Trung Quốc thậm chí không mô tả đó là một cuộc đảo chính. Thái độ này phù hợp với mong muốn của các tướng lĩnh quân đội. Lời kêu gọi hai bên kiềm chế của Trung Quốc đã khiến những người biểu tình khinh bỉ, họ chỉ ra rằng đã có hơn 60 người biểu tình thiệt mạng. Trong khi đó, quân đội cũng cho biết một cảnh sát đã chết.

“Trung Quốc, các người thật đáng xấu hổ. Hãy ngừng ủng hộ hành vi đánh cắp một quốc gia”, một biểu ngữ phản đối được buộc bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc viết, trước khi bị lực lượng an ninh Myanmar gỡ bỏ.

Những cáo buộc về sự dính líu của Trung Quốc với cuộc đảo chính đã gây xôn xao trên mạng xã hội.

Một số người nói rằng họ đã nhìn thấy những người lính giống người Trung Quốc hoặc nghe thấy một số người nói tiếng Quan Thoại. Sự nghi ngờ gia tăng khi xuất hiện các chuyến bay bí ẩn vào ban đêm đến Trung Quốc, mà được nhà nước cho biết chỉ chở hải sản. 

Tuy vậy, người dân không tin những điều này. Tin đồn trên mạng cho rằng các máy bay đã đưa binh lính hoặc kỹ thuật viên Trung Quốc đến để hỗ trợ quân đội và cài đặt tường lửa Internet. Suy luận này đã bị chính quyền quân sự bác bỏ và bị đại sứ Trung Quốc mô tả là “không có nghĩa”.

Lê Xuân (theo Reuters)

Xem thêm:

Lê Xuân

Published by
Lê Xuân

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

26 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

57 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago