Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock. (Ảnh: Bündnis 90 / Die Grünen Bundestagsfraktion / CC BY-SA 4.0)
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock lên tiếng cảnh báo rằng châu Âu không nên lo ngại việc gây sức ép lên Mỹ nếu quốc gia này không tuân thủ “các nền dân chủ tự do”.
Nhà ngoại giao này đã đưa ra nhận xét sau các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga không có đại diện từ EU và Ukraine. Phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Potsdam ngày 21/2, chính trị gia Đảng Xanh cho hay: “Chúng tôi đang tăng cường gây sức ép lên người Mỹ để họ biết rằng họ sẽ mất rất nhiều nếu không đứng về phía các nền dân chủ tự do của châu Âu”.
Liên quan đến mối quan hệ EU-Mỹ, Bộ trưởng Baerbock cảnh báo không nên đưa ra bất kỳ kết luận vội vàng nào, lưu ý rằng “chưa có gì được quyết định ở đó”.
“Không ai có thể quyết định về chiến tranh và hòa bình cho người Ukraine hay chúng ta, người châu Âu, và đây là lập trường rõ ràng của Đức”, bà cho biết. Bà Baerbock cũng cảnh báo không nên ép Kiev vào “hòa bình giả tạo” hoặc “đầu hàng”, điều mà bà cho rằng sẽ chỉ gây thêm “chiến tranh và bạo lực”.
Một rạn nứt đã xuất hiện giữa Washington và Brussels kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng trước. Ông Trump đã có lập trường cứng rắn hơn về thương mại với EU bằng cách đe dọa áp thuế và yêu cầu các đối tác châu Âu – NATO tăng chi tiêu cho quốc phòng tập thể.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào thứ sáu tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có bài phát biểu nghiêm túc trước giới tinh hoa chính trị châu Âu, cho rằng mối đe dọa lớn nhất mà lục địa này đang phải đối mặt đến từ bên trong – sự xói mòn nền dân chủ.
“Tôi e rằng ở Anh và khắp châu Âu, quyền tự do ngôn luận đang bị thu hẹp”, vị quan chức này tuyên bố, đồng thời kết luận rằng “nếu bạn tranh cử vì sợ chính cử tri của mình, thì nước Mỹ không thể làm gì cho bạn được”.
Bài phát biểu của ông Vance đã gây chấn động khắp các chính phủ, với các nhà lãnh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz , đã cố gắng phản bác lại lời khẳng định của ông Vance.
Tuần này, ông Trump đã chỉ trích nhà lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky, gọi ông là một nhà độc tài không có bầu cử, nhưng một số nhà lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ lời khẳng định của tổng thống Mỹ rằng ông Zelensky thiếu tính chính danh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 21/2, ông Trump cho biết ông thấy không có lý do gì để ông Zelensky tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với Nga. Ông cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer “chưa làm gì” để chấm dứt đổ máu ở Ukraine trong 3 năm kể từ khi cuộc xung đột nổ ra.
Dịch COVID-19 năm 2020 đã gây ra thảm họa lớn trên toàn cầu, gây tổn…
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất đầu tư xây dựng hầm chui đường Hoàng…
Khi nhân cách không được coi trọng, thành tích cao đến đâu cũng vô nghĩa.
Apple tuân thủ theo yêu cầu của chính phủ Anh, cung cấp khả năng chính…
Huawei tuyên bố, chiếc xe mới có thể chống lại virus, với tỷ lệ ức…
OpenAI gần đây đã ngăn chặn 2 hành vi mà trong đó, các công cụ…