Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla, Elon Musk, đã nêu quan điểm của mình về việc Mỹ tiếp tục tài trợ cho Ukraine, đồng thời tuyên bố hôm thứ Ba (26/3) rằng Ukraine nên cung cấp cho Washington “bản kê khai phù hợp về cách sử dụng nguồn tài trợ và kế hoạch giải quyết xung đột”.
Phản hồi tuyên bố về việc Elon Musk muốn Kiev bị cắt hoàn toàn khỏi viện trợ của Mỹ, ông Musk viết trên nền tảng X rằng ông “không kêu gọi chấm dứt ngay lập tức mọi khoản tài trợ cho Ukraine”.
Ông Musk nói thêm “nguồn tài trợ phải phụ thuộc vào việc tính toán hợp lý cách sử dụng và kế hoạch giải quyết xung đột”.
Vị tỷ phú đã thay đổi quan điểm của mình đối với Ukraine nhiều lần kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào đầu năm 2022. Ban đầu, ông Musk cung cấp cho Ukraine các thiết bị đầu cuối internet Starlink miễn phí và quyền truy cập vào mạng dựa trên vệ tinh, nhưng từ chối kích hoạt dịch vụ gần Crimea vì lo ngại Ukraine sẽ sử dụng nó để dẫn đường các máy bay không người lái tấn công vào Hạm đội Biển Đen của Nga. Ông giải thích vào năm ngoái rằng nếu điều này xảy ra, SpaceX sẽ “đồng lõa trong một hành động leo thang chiến tranh và xung đột lớn”.
Kể từ đó, ông Musk đã cho Lầu Năm Góc thuê mạng Starlink vì mục đích quân sự.
Ông Musk cũng đã sử dụng tài khoản X của mình để nói nhiều về diễn biến của cuộc xung đột. Hơn một năm trước, ông đề xuất Kiev từ bỏ yêu sách đối với Crimea, tuyên bố trung lập và cho phép 4 khu vực mới của Nga: Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý mới về việc gia nhập Liên bang Nga. Đề xuất này tương tự như các điều khoản mà Nga đưa ra cho Kiev và các cường quốc phương Tây trước khi xung đột bắt đầu, ngoại trừ việc Nga ban đầu chỉ kêu gọi quyền tự trị ở Donetsk và Lugansk.
Ông Musk đã cáo buộc các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ – đáng chú ý nhất là cựu Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị Victoria Nuland, người được biết đến với việc xúi giục cuộc đảo chính Maidan năm 2014 ở Kiev – là “thúc đẩy cuộc chiến này”. Gần đây hơn, ông lập luận rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gây tổn hại cho phương Tây nhiều hơn Nga và tuyên bố rằng với việc Ukraine ngày càng “yếu đi” thì một thỏa thuận hòa bình “đáng lẽ phải được thực hiện từ một năm trước”.
Mỹ đã chi hơn 110 tỷ USD viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine. Khi số tiền viện trợ này cạn kiệt, Nhà Trắng hiện đang thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật viện trợ nước ngoài, bao gồm thêm 60 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, dự luật đã bị cản trở bởi các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, những người muốn nó gắn liền với việc tăng cường tài trợ cho an ninh biên giới Hoa Kỳ và thắt chặt luật nhập cư.
Với việc Quốc hội hiện đang trong kỳ họp, dự luật sẽ vẫn còn trong tình trạng lấp lửng sớm nhất là cho đến tháng Tư.
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…