Giáo hoàng Francis nói chiến tranh Ukraine và “trò chơi” của những tập đoàn bán vũ khí

Giáo hoàng Francis hôm Thứ Bảy (23/9) trong một cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Vatican đã nói rằng, “được hưởng lợi từ chiến tranh [Ukraine] không chỉ gồm những bên liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, mà còn liên quan đến các bên mua bán vũ khí, thương mại vũ khí,” và nhắc đến “trò chơi” của họ khi họ trước tiên cung cấp vũ khí rồi sau đó rút bớt những cam kết của mình.

Giáo hoàng Francis. (Nguồn: Giacomo Morini / Shutterstock)

Phóng viên đã hỏi Giáo hoàng Francis rằng ông có cảm thấy thất vọng vì các nỗ lực mà Vatican bỏ ra nhằm mang đến hòa bình cho chiến tranh Ukraine đã không thành công hay không. Đây là nói về nỗ lực gần đây nhất, Giáo hoàng đã cử Hồng Y người Ý Matteo Zuppi tới Kiev, Moskva, Washington, và Bắc Kinh để gặp gỡ vào thảo luận với các nhà lãnh đạo của các quốc gia đó.

Giáo hoàng nói ông đã thực sự “hơi thất vọng”, và sau đó câu chuyện chuyển hướng chủ đề sang ngành công nghiệp vũ khí và chiến tranh.

Ông nói: “Đối với tôi, dường như lợi ích trong cuộc chiến này không chỉ liên quan đến vấn đề Ukraine-Nga mà còn liên quan đến việc bán vũ khí, buôn bán vũ khí”.

Ông nói: “Như tôi thấy được, được hưởng lợi từ chiến tranh [Ukraine] không chỉ gồm những bên liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, mà còn liên quan đến các bên mua bán vũ khí, thương mại vũ khí.

Chúng ta không nên chơi trò tử vì đạo đối với dân tộc này. Chúng ta phải giúp họ giải quyết các vấn đề… Tôi thấy bây giờ một số nước đang lùi lại, không muốn cung cấp vũ khí cho [Ukraine]. Một quá trình như thế đang bắt đầu mà trong đó người tử vì đạo chắc chắn sẽ là người dân Ukraine, và đó là một chuyện tồi tệ.”

Khi được yêu cầu làm rõ hơn ý tứ của Giáo hoàng, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni trả lời rằng Giáo hoàng không hề có ý bày tỏ lập trường rằng một quốc gia nào đó nên tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine nữa hay không, mà có ý là nói về những người của công nghiệp vũ khí sát thương, mà “hậu quả” của việc họ làm là do người khác gánh chịu.

“Đó là một phản ánh về vấn đề hậu quả của ngành công nghiệp vũ khí: Giáo Hoàng, như nói một nghịch lý, đã nói rằng những người buôn bán vũ khí không bao giờ phải trả giá cho những hậu quả do lựa chọn của họ, mà để gánh nợ phải trả đó cho những người khác, như người Ukraine, những người đã phải gánh chịu hậu quả trở thành người tử vì đạo,”  ông Bruni nói.

Một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, phải đối mặt với áp lực chính trị nội bộ trong việc ngăn chặn hoặc cắt giảm chi tiêu cho vũ khí gửi đến Ukraine.

Giáo hoàng Francis đã từng lên án việc buôn bán vũ khí quốc tế nói chung, nhưng năm ngoái cho biết rằng việc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga là hợp pháp về mặt đạo đức, theo Reuters đưa tin.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

1 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

3 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

6 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

6 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

6 giờ ago