Ông Peter Navarro, cựu cố vấn thương mại Nhà Trắng làm việc dưới thời cựu Tổng thống Trump, cho biết ông Trump đã giúp ông thanh toán “khoảng 300.000 USD” chi phí pháp lý sau khi ông Navarro yêu cầu hỗ trợ tài chính.
Tiết lộ của cựu cố vấn Nhà Trắng được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh MSNBC hôm thứ Tư (20/9). Ông Navarro đã bị kết án hai tội nhẹ ‘khinh thường Quốc hội’ vào ngày 7 tháng 9. Ông đã tuyên bố sẽ kháng cáo.
Ông Navarro cho biết cho đến nay, các khoản phí pháp lý mà ông phải gánh chịu trong quá bị truy tố đã “vượt quá 600.000 USD”.
Nhưng con số dự kiến sẽ cao hơn. Ông Navarro ước tính đây “sẽ là một vụ án trị giá hàng triệu USD”.
Ông nói: “Một phần của vấn đề ở đây là trận chiến pháp luật, quan niệm ở đây là, nếu bạn không thể tống tôi vào tù thì ít nhất bạn có thể khiến tôi phá sản”.
“Và bạn biết đấy, tôi không phải là một người giàu có. Tôi không phải là một trong những người giàu có trong chính quyền Trump. Tất cả những gì tôi từng làm là tạo việc làm, cứu giúp người dân và giải quyết các cuộc đình công của người lao động. Và tôi nghĩ mình đã làm được điều gì đó có ích cho đất nước này”, ông Navarro nói.
“Và bây giờ, tôi đang mắc kẹt với rất nhiều khoản phí pháp lý.”
Khi được hỏi liệu ông có yêu cầu trợ giúp pháp lý từ cựu Tổng thống Trump hay không, ông Navarro trả lời: “Chắc chắn có, ông ấy luôn sát cánh với tôi trong vụ việc này”.
Ông Navarro khuyến khích những người xem chương trình muốn giúp đỡ hãy quyên góp trên trang defendpeter.com, một nền tảng được thiết kế để quyên tiền cho các hóa đơn pháp lý của ông. Tính đến sáng thứ Sáu (22/9), trang gây quỹ này đã thu về hơn 623.000 USD. Mục tiêu gây quỹ là 895.000 USD.
Đầu tháng này, ông Navarro đã bị kết tội các tội danh ‘khinh thường Quốc hội’ sau khi ông từ chối tuân theo trát đòi của ủy ban Hạ viện điều tra vụ hỗn loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Ngay sau khi phán quyết của bồi thẩm đoàn được đưa ra, cựu Tổng thống Trump đã sử dụng nền tảng Truth Social của mình để bảo vệ ông Navarro. Ông Trump gọi ‘Ủy ban 6/1 Hạ viện’ là “hoàn toàn đảng phái” và chứa đầy “những kẻ tấn công chính trị” và “côn đồ”.
“Họ đáng lẽ phải là những người bị truy tố, chứ không phải ông Peter Navarro, ông ấy từng là nhà đàm phán thương mại vĩ đại nhất chống lại Trung Quốc, quốc gia đã trả cho Hoa Kỳ hàng trăm tỷ đô la dưới thời Chính quyền Trump (trước thời chúng tôi [họ] chưa bao giờ trả 10 đồng !)”, cựu Tổng thống Trump viết vào ngày 8 tháng 9. “Chỉ có Trung Quốc là ăn mừng bản án của ông Navarro!”
Mỗi tội danh mà ông Navarro đang phải đối mặt có mức án tối đa là một năm tù và số tiền phạt lên tới 100.000 USD. Một thẩm phán liên bang ấn định bản án cho ông vào ngày 12 tháng 1 năm 2024.
Ông Navarro gọi các cáo buộc đó là “thái quá” và ông thề sẽ kháng cáo.
Ông Navarro nói với đài Newsmax vào ngày 12 tháng 9: “Những gì họ đang làm với tôi và với những người làm việc cùng tôi thật là quá đáng. Những người đồng nghiệp tôi mà làm việc cùng từ tháng 1 năm 2017 khi tôi bước vào Nhà Trắng chết tiệt đó, đang phải đối mặt với những hóa đơn pháp lý khổng lồ, và có thể phải ngồi tù vì những ‘kẻ khốn nạn’ không muốn ông Trump trở lại Nhà Trắng.”
Ông Navarro là trợ lý thứ hai của cựu Tổng thống Trump phải đối mặt với cáo buộc ‘khinh thường Quốc hội’. Cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon là người đầu tiên bị buộc tội này. Hiện tại, ông Bannon – người dẫn chương trình “War Room”, đã bị kết tội hai tội danh và bị phạt bốn tháng tù, dù vậy ông vẫn đang được tự do trong khi chờ kháng cáo.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm (21/9), ông Navarro nói rằng ông không hối hận vì quyết định không xuất hiện trước Ủy ban 6/1 Hạ viện.
“Dù tốt hay xấu, tôi sẽ trở thành một nhân vật lịch sử trong một vụ án mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao”, ông trả lời khi được hỏi liệu ông có làm khác đi vào lần sau không.
“Và câu hỏi thực sự đặt ra trước mắt chúng ta là liệu cơ quan lập pháp có thể buộc một trợ lý cấp cao của Nhà Trắng, một người rất gần gũi với tổng thống, ra điều trần trước Quốc hội hay không. Và đối chiếu lại với trường hợp cựu Tổng thống George Washington, câu trả lời là không”, ông tiếp tục.
“Bộ Tư pháp đã có chính sách hơn 50 năm về quyền miễn trừ tuyệt đối khai chứng đối với những người như tôi.”
“Vì vậy, tôi sẵn sàng đưa vấn đề này lên tòa án phúc thẩm, có thể là lên Tòa án Tối cao, để giải quyết vấn đề này, bởi vì nó rất quan trọng và còn là mối quan tâm của lưỡng đảng. Nếu bạn không có sự phân chia quyền lực theo hiến pháp… bạn không thể có hiệu quyết định của tổng thống hiệu lực, hiệu quả và thẳng thắn”.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…