Giáo sư chống thu hoạch tạng được Hiệp hội Y đức Quốc tế vinh danh

Tháng 8/2022 vừa qua, giáo sư Wendy Rogers đã được Hiệp hội Y đức Quốc tế (International Association of Bioethics – IAB) vinh danh vì giúp “nâng cao nhận thức của công chúng, giới chuyên gia và các chính phủ về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc”. Trước đó, với những đóng ghóp đáng chú ý này, giáo sư Wendy Rogers đã được trao tặng Giải thưởng Y đức của Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC), được tờ The Australian có lượng lưu hành lớn nhất nước Úc bình chọn là người dẫn đầu trong lĩnh vực Đạo đức y khoa (Bioethics) của Úc vào tháng 10/2019, được tạp chí Nature vinh danh là một trong 10 nhà khoa học có đóng góp quan trọng, và là một trong các gương mặt Y khoa của năm 2019 do tạp chí Medscape bình chọn.

IAB cho biết Giải thưởng của Hiệp hội Y đức Quốc tế cho ghi nhận và tôn vinh những cá nhân đã có những đóng góp tiêu biểu cho đạo đức sinh học quốc tế bất chấp nhiều thách thức và trở ngại, hoặc trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Giải thưởng cho thấy nỗ lực của cá nhân trong trong việc nâng cao và áp dụng đạo đức y sinh để tạo ra thay đổi ở địa phương, quốc gia và trên thế giới..

Giáo sư Wendy Rogers thuộc đại học Macquarie, Sydney, Úc – Một trong những người khởi xướng việc tẩy chay nghiên cứu ghép tạng tại Trung Quốc. (Ảnh: Chris Stacey, Đại học Macquarie)

Giáo sư Wendy Rogers nhận bằng Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật năm 1983, bằng Cử nhân Danh dự năm 1995, bằng Tiến sĩ Y khoa và Triết học năm 1998, và trở thành Giáo sư Đạo đức Lâm sàng tại Đại học Macquarie của Sydney. Năm 2018, bà Wendy Rogers đã đứng đầu một cuộc điều tra đột phá về việc sử dụng trái đạo đức các bộ phận cơ thể người trong nghiên cứu. Báo cáo khoa học của bà được đăng tải trên tạp chí y khoa uy tín British Medical Journal vào đầu năm 2019.

Thông qua việc xem xét nghiên cứu của các nhà khoa học cấy ghép tới từ Trung Quốc, cuộc điều tra của giáo sư Wendy Rogers và các cộng sự đã phát hiện ra 400 bài báo khoa học tới từ Trung Quốc có khả năng sử dụng nguồn nội tạng phi đạo đức của tù nhân Trung Quốc. Trong báo cáo khoa học của mình, nhóm điều tra kêu gọi cộng đồng y học ghép tạng thế giới tẩy chay các bài báo này nếu các tác giả không thể chứng minh được nguồn gốc của nội tạng sử dụng trong nghiên cứu. Một số tạp chí khoa học lớn đã hưởng ứng lời kêu gọi đó và gỡ bỏ khoảng hai chục nghiên cứu tới từ Trung Quốc.

Không những vậy, với tư cách là chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc tế của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC), bà Wendy Rogers đã thúc đẩy thành lập Tòa án độc lập về cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Tòa án được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và từng đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Phán quyết của tòa án đã khẳng định “thu hoạch tạng trên quy mô lớn đã xảy ra nhiều năm ở Trung Quốc”, và nạn nhân chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công và đã chuyển dịch sang người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị đàn áp ở Tân Cương.

Hiệp hội Y đức Quốc tế nhận định: “Những cống hiến về nghiên cứu và vận động [nâng cao nhận thức] của giáo sư Rogers đã đóng ghóp quan trọng cho việc nâng cao hiểu biết của công chúng, giúp các tạp chí y học thận trọng hơn, và khiến các chính phủ quan tâm đến một vấn nạn nhân quyền đã bị xem nhẹ trước đó.”

Minh Nhật

Xem thêm:

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Công an xã được đề xuất khởi tố, điều tra tội có mức phạt đến 7 năm tù

Dự thảo Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự đề xuất trưởng hoặc…

21 phút ago

TQ: Nổ súng tại quán ăn ở Vũ Hán khiến 3 người thương vong

Tối ngày 18/5, tại một quán nướng ngoài trời ở quận Kiều Khẩu, Vũ Hán,…

25 phút ago

Khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông phải che ô vì dột nước: Hà Nội Metro nói gì?

Hành khách trên tuyến metro Cát Linh - Hà Đông bất ngờ phải che ô…

41 phút ago

Viện dinh dưỡng quốc gia yêu cầu Nestlé Milo gỡ bỏ quảng cáo vi phạm

Viện Dinh dưỡng khẳng định đề tài nghiên cứu từng hợp tác với Nestlé Việt…

2 giờ ago

Trồng 5 loại cây này trong vườn để xua đuổi chuột

Sử dụng cây trồng trong vườn để đuổi chuột hiệu quả

3 giờ ago

Apple bị phạt 93.000 USD vì tuyên truyền LGBTQ ở Nga

Một tòa án ở Moskva hôm thứ Hai (19/5) đã phạt gã khổng lồ công…

3 giờ ago