Hàn Quốc tức giận vì tuyên bố “Kimchi có nguồn gốc từ Trung Quốc”

Người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đang tranh cãi kịch liệt về nguồn gốc của Kimchi, một món ăn truyền thống, đặc trưng cho ẩm thực Hàn Quốc được làm từ nguyên liệu là các loại rau củ như bắp cải, gừng và ớt.

Bắc Kinh gần đây đã giành được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho Pao Cai, một món rau muối từ Tứ Xuyên giống món Kimchi của Hàn Quốc. 

Thời báo Hoàn Cầu ngay sau đó đã ca ngợi món Pao Cai như một “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp Kimchi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Truyền thông Hàn Quốc đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh đang cố gắng biến Kimchi thành một loại “Pao Cai” do Trung Quốc sản xuất.

Sự việc đã khiến cư dân mạng Hàn Quốc phẫn nộ.

“Hoàn toàn vô nghĩa, [Trung Quốc] đúng thật là một tên trộm ăn cắp văn hóa của chúng ta!” một cư dân mạng Hàn Quốc đã viết trên Naver.com, cổng thông tin điện tử phổ biến.

“Tôi đọc trên báo rằng Trung Quốc hiện nói rằng Kimchi là của họ, và họ đang tạo ra tiêu chuẩn quốc tế cho nó. Điều này thật vô lý. Tôi lo rằng họ có thể ăn cắp Hanbok và các nội dung văn hóa khác, không chỉ Kimchi,” cô Kim Seol-ha, 28 tuổi ở Seoul, nói, theo Reuters.

Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc thậm chí còn mô tả sự việc trên là “nỗ lực thống trị thế giới” của Trung Quốc, trong khi một số bình luận trên mạng xã hội lo ngại rằng Bắc Kinh đang thực hiện “cưỡng ép về kinh tế”.

Trên Weibo (giống Twitter) của Trung Quốc, cư dân mạng Trung Quốc tuyên bố Kimchi là món ăn truyền thống của đất nước họ, vì hầu hết Kimchi được tiêu thụ ở Hàn Quốc được sản xuất tại Trung Quốc.

“Nếu các bạn không đạt được tiêu chuẩn, thì đó không phải là kim chi”, một người viết trên Weibo. “Ngay cả cách phát âm của kimchi cũng bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, còn gì để nói nữa,” một người khác viết.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc sau đó đã phát đi tuyên bố nói rằng tiêu chuẩn ISO mà Trung Quốc lấy được cho món Pao Cai không áp dụng được với Kimchi.

Việc tuyên bố các sản phẩm truyền thống của nước khác là “của mình” không phải là hiếm ở Trung Quốc.

Vào tháng 11 năm ngoái, tờ China Daily đã đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là “phong cách Trung Quốc.” Nhiều người Việt Nam đã gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hoá” của Trung Quốc.

Xuân Lan 

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

3 giờ ago