Hoa Kỳ có thể đặt niềm tin vào Trung Quốc trong vấn đề Bắc Hàn?

Mối quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức tại Washington đang đi theo biểu đồ hình sin. Từ đối đầu, hòa giải, nồng ấm và đến lạnh dần ở thời điểm hiện tại. Mấu chốt ở mối quan hệ này đang nằm ở kỳ vọng của Mỹ và thực tế hành động của Trung Quốc trong việc dừng tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bài toán đưa ra là Washington có nên tiếp tục đặt niềm tin vào Bắc Kinh trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên hay không?

Donald Trump và Tập Cận Bình tại hội nghị G20 Hamburg, hôm 7/7/2017

Vào đầu tháng Tư vừa qua, tại khu nghỉ dưỡng bên bờ biển Florida, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau trong hai ngày cuối tuần với nắng, gió, lướt sóng và đàm phán. Khi hai ngày hội đàm còn chưa hết, ông Trump đã nói trong một tuyên bố ngắn gọn ở ngay bên ngoài khu biệt thự của mình rằng mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng giải quyết một số vấn đề an ninh khó khăn nhất trên thế giới. Ông Trump nói với các phóng viên rằng: “Mối quan hệ được phát triển bởi Chủ tịch Tập và bản thân tôi, tôi nghĩ là nổi bật. Chúng tôi mong muốn được [làm việc] cùng nhau nhiều lần nữa trong tương lai. Và tôi tin rằng rất nhiều vấn đề tồi tệ tiềm ẩn rất có thể sẽ biến mất”.

Với những lời có cánh như vậy của Tổng thống Hoa Kỳ, chúng ta có thể nghĩ rằng một bình minh mới trong quan hệ Mỹ-Trung đang ở trên đường chân trời. Trên thực tế ông Trump và ông Tập đã nói chuyện qua điện thoại với nhau thêm nhiều lần nữa kể từ sau cuộc gặp tại Florida đó. Hai nhà lãnh đạo thảo luận mọi thứ từ vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và thương mại quốc tế tới biển Đông và tính bất khả xâm phạm của chính sách ‘Một Trung Quốc’ đã chi phối hành vi của Washington đối với Bắc Kinh trong khoảng bốn thập kỷ qua.

Thật không may, qua thời gian ông Trump đã hiểu được rằng để tạo ra một quan hệ đối tác hiệu quả và tốt hơn với Trung Quốc là rất khó khăn, nó không phải dễ dàng như việc ông nhấc điện thoại lên và nói chuyện phiếm là có được mối quan hệ cá nhân với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Bất kể tất cả những lời nhận xét của ông Trump về ông Tập là “một con người tuyệt vời”, chính quyền Trump đang nhanh chóng đi đến kết luận rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ nếu Nhà Trắng không thể có những nhượng bộ đáng kể, điều mà có thể gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Washington. Thậm chí ngay cả khi đã được nhượng bộ như thế, chưa chắc Bắc Kinh đã sẵn lòng thực hiện cam kết.

Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa các siêu cường là mọi sự vụ được thảo luận sẽ lại trở thành một trở ngại tiềm tàng và mang nhiều ý nghĩa hơn khi vấn đề đó chưa được các bên đề cập đến. Chính quyền Trump đang rất quan ngại về tham vọng hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, nên rất cần sự trợ giúp của Trung Quốc để quản lý một cuộc khủng hoảng đang ngày càng nguy hiểm và hiện hữu, đặc biệt từ khi Bình Nhưỡng đã lần đầu tiên thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tới Alaska hôm 3/7.

Nhưng mặc dù Washington dành sự quan tâm cao độ và ông Trump cũng liên tục dùng lời lẽ ngon ngọt với Chủ tịch Tập Cận Bình để ép mạnh Bình Nhưỡng hơn bình thường, nhưng sự đầu tư về tâm trí và thời gian của chính quyền Trump đã đổi lại một kết quả không như ý. Trong nội bộ Nhà Trắng mà điển hình là Bộ Tài chính đang cố gắng thuyết phục ông Trump rằng nước Mỹ nên cứng rắn với Trung Quốc nhiều hơn so với hiện tại. Đó có lẽ là lý do để giải thích cho việc nội các Trump đang dần mất kiên nhẫn với Bắc Kinh và gần đây đã quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt thứ cấp với một ngân hàng của Trung Quốc có giao dịch với các thực thể tại Bắc Triều Tiên.

Đặt cược vào khả năng Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ về vấn đề Bắc Triều Tiên thì luôn luôn khó đưa ra đáp số và không bao giờ có thể chắc chắn. Cho dù ông Trump thực sự tự tin vào nhận định của ông rằng Bắc Kinh sẽ tìm thấy sức mạnh chính trị để làm những gì nó đã không làm trong nhiều thập kỷ, tức là, định hướng lại chính sách với Bắc Triều Tiên một cách hoàn hảo với suy nghĩ của Washington, thì cũng chẳng ai có thể đoán trước được hành xử của Trung Quốc.

Những người hoài nghi có thể cho rằng đây là một phần của chiến lược đàm phán của ông Trump. Tổng thống Mỹ đầu tiên cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để gây sức ép nghiêm khắc với Bình Nhưỡng, sau đó nếu Bắc Kinh thất bại, Hoa Kỳ sẽ bung hết sức mạnh kinh tế, ngoại giao và không loại trừ cả biện pháp quân sự của mình để tận diệt mối đe dọa từ chế độ nhà Kim.

Nhưng bất kể đâu là căn nguyên của chính sách Trung Quốc với chính quyền Trump, thì Nhà Trắng cũng đang đi đến một điểm chốt, nơi mà họ phải quyết định hai lựa chọn: hoặc là chấp nhận rằng ông Tập Cận Bình không có ý định phá vỡ hiện trạng tại Bắc Hàn hoặc sẽ chấp nhập cho Bắc Kinh thêm vài tháng nữa  để nước này chứng minh rằng họ thực sự quan tâm đến việc trở thành một đối tác có tính xây dựng hơn trong vấn đề Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, với việc Kim Jong-un đã thử nghiệm thành công ICBM, nguy cơ nước Mỹ bị đe dọa trực tiếp đã hiện hữu, thời gian để chờ đợi thêm là không còn, nên có thể lựa chọn thứ hai dành cho Trung Quốc sẽ phải loại bỏ.

Mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, dĩ nhiên, là rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, hệ thống ngoại giao và sự ổn định quốc tế. Sẽ là sai lầm lịch sử nếu Washington quay lưng hoàn toàn với Bắc Kinh hoặc dừng hợp tác với các đồng nghiệp Trung Quốc về các vấn đề cùng quan tâm. Hai nước có nhiều thứ hơn nữa để đạt được bằng cách làm việc cùng nhau hơn là tẩy chay nhau. Chẳng hạn như, Trung Quốc cũng có chung mối lo lắng về sự lan rộng của các nhóm thánh chiến hồi giáo và sự tuyên truyền cực đoan giống như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nga. Cả Washington và Bắc Kinh đều quan tâm đến việc đảm bảo rằng hệ thống của Liên Hợp Quốc (LHQ) hoạt động như ý họ muốn, đặc biệt là ở các vùng có nguy cơ khủng hoảng ở nhiều khu vực trên thế giới, nơi mà để giữ ổn định về mặt chính trị sẽ cần đưa nhân viên của LHQ đến giữ hòa bình thay vì chỉ dùng lính Mỹ hoặc lính Trung Quốc. Thậm chí về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có nhiều điểm tương đồng; Giống như ông Trump và các quan chức Mỹ trong toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia, Ông Tập Cận Bình cũng đánh giá lãnh đạo hiện tại của Bình Nhưỡng, Kim Jong-un là kẻ hung hăng hơn cha và ông nội của ông ta.

Tuy nhiên, trong thời gian này, sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là lớn hơn bất kỳ điểm tương đồng nào. Tổng thống Trump, người rõ ràng sẽ không gì khác hơn là muốn tạo ra một mối quan hệ cùng có lợi và tình bạn cá nhân tốt đẹp với Chủ tịch Tập, cần phải giữ cho đôi mắt của mình rộng mở khi đàm phán với người của chế độ Bắc Kinh.

Công thức cũ là hợp tác khi có thể, chiến đấu khi cần thiết, giữ cho đường dây liên lạc mở và hy vọng ở mức thấp…đó có thể là những nguyên tắc hợp lý nhất của ông Trump và đội ngũ của ông trong khi đối phó với chính quyền Bắc Kinh. Chính quyền Trump cần phải giữ cẩn trọng để các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung không bị một quốc gia khác có thể lợi dụng chỉ đơn giản bởi vì họ đã ngây thơ về những gì có thể đạt được.

Tân Bình

Xem thêm:

Tân Bình

Published by
Tân Bình

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

28 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

52 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago