“Học viện Khổng Tử” chính là bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc
- Hồng Ngọc
- •
Từ tháng 11/2004, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mượn danh Khổng Tử mà thành lập ở hải ngoại hàng loạt Học viện Khổng Tử (CI), với danh nghĩa là tiến hành giảng dạy tiếng Trung và quảng bá văn hóa Trung Hoa. Những vài năm gần đây, làn sóng đóng cửa Học viện Khổng Tử đã không ngừng diễn ra ở nhiều quốc gia.
Nho giáo là một trong những nền tảng của văn hóa truyền thống Trung Hoa, đã bị ĐCSTQ lên án gay gắt trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong Đại Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐCSTQ lại thành lập số lượng lớn các Học viện Khổng Tử ở nhiều quốc gia. Trên thực tế, đây là một phần nằm trong chiến dịch “Mặt trận chiến lược” nhằm thâm nhập vào xã hội phương Tây thông qua ý thức hệ dưới chiêu bài “học tiếng Trung”. Học viện Khổng Tử quảng bá ĐCSTQ chứ không liên quan gì đến Khổng Tử.
Theo Daily Mail, nước Anh có tổng cộng 26 trường đại học đã thành lập Học viện Khổng Tử. Mới đây nhất, Học viện Khổng Tử ở một trường đại học của Anh đã ngang nhiên đưa một bản đồ gây tranh cãi về địa chính vào sách giáo khoa, điều này càng xác thực thêm tổ chức này chính là bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ. Những luận điểm dưới đây có thể cho thấy rõ hơn về mục đích ẩn phía sau của tổ chức này.
Thứ nhất, sách giáo khoa giảng dạy ở Học viện Khổng Tử thuộc Đại học College London (UCL), khu vực lãnh thổ tranh chấp chủ quyền với Đài Loan và Tây Tạng, trong bản đồ đã quy hết về lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời các giảng viên cũng được cảnh báo trước việc nghiêm cấm thảo luận với sinh viên về các vấn đề nhạy cảm, bao gồm cả vụ thảm sát Lục Tứ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Thứ hai, Sonia Triệu, một cựu giảng viên 31 tuổi cho biết, khi còn là một giáo viên từng tham gia vào Học viện Khổng Tử, cô cảm thấy hết sức khó chịu trước cách làm của học viện này. Cô cho rằng bản thân mình trước hết phải được đảm bảo quyền tự do ngôn luận, có thể thẳng thắn trao đổi quan điểm của mình về những vấn đề mà sinh viên đề xuất, chứ không phải là lảng tránh hay lờ đi không nói đến.
Thứ ba, ông Norman Baker, cựu thành viên Nội các Chính phủ Anh phát biểu, Học viện Khổng Tử như một con ngựa trong “Ngựa gỗ thành Troy”, nó cố tình tạo ra một hình tượng có lợi đối với ĐCSTQ. Một phương diện khác, ĐCSTQ cũng lợi dụng tổ chức này để truyền bá những thông tin sai lệch, cách làm này không khỏi khiến cho người ta cảm thấy lo lắng.
Thứ tư, cô Ellen Lees, thành viên của Hội Sinh viên vì một Tây Tạng Tự do (Students For AFree Tibet) chỉ ra rằng, Học viện Khổng Tử đã trở thành một bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, mượn cơ hội này để truyền bá lịch sử sai lệch, cô yêu cầu các nhà chức trách phải tiến hành điều tra tổ chức này.
Từ tháng 11/2004, ĐCSTQ đã thành lập Học viện Khổng Tử đầu tiên ở Seoul, Hàn Quốc, sau đó nhanh chóng mở rộng ra trên toàn thế giới. Cho đến cuối năm 2016, tại Trung Quốc cùng 140 quốc gia và vũng lãnh thổ đã thành lập 512 Học viện Khổng Tử và 1.073 lớp học Khổng Tử.
Những năm gần đây, các học giả đã phát hiện rằng Học viện Khổng Tử đã xâm nhập vào các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, từ đó can thiệp vào tự do ngôn luận, nên đã không ngừng tìm cách để phản đối, vì vậy mà tại Mỹ một làn sóng yêu cầu đóng cửa Học viện Khổng Tử đã bắt đầu. Các quốc gia như Nhật Bản hay Canada sau đó cũng đã yêu cầu đóng cửa Học viện Khổng Tử.
Hồi tháng 10/2013, Hiệp hội Giảng viên các Trường Đại học của Canada (CAUT) đã thông qua một nghị quyết ngừng tất cả các mối quan hệ với các Học viện Khổng Tử. Ông James Turk, Giám đốc điều hành của CAUT đã nói: “Học viện Khổng Tử là thứ vũ khí chính trị tinh vi của chính quyền ĐCSTQ.” Ông nói thêm: “Đơn giản, chỉ cần xét đến việc Học viện Khổng Tử này do một chính quyền độc tài sở hữu, điều hành thì ắt hẳn mang ân huệ chính trị của nó.”
Ông Michel Juneau-Katsuya, cựu Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Tình báo An ninh Canada, phát biểu tại cuộc họp ban quản lý Hội đồng Trường Phổ thông Toronto ngày 01/10/2014 như sau: “Thông tin trên các phương tiện đại chúng cho thấy, rõ ràng rằng các cơ quan phản gián châu Âu đã phát hiện các Học viện Khổng Tử chính là hình thức cơ quan gián điệp được chính phủ Trung Quốc sử dụng và cài người vào.”
Tại Mỹ, Đại học bang Pennsylvania và Đại học Chicago đã chấm dứt hợp tác với chương trình gây tranh cãi này từ năm 2014. Cùng năm này, giảng viên của Đại học bang Dickinson ở Bắc Dakota đã bỏ phiếu bác bỏ việc thành lập Học viện Khổng Tử bất chấp việc Hội đồng Giáo dục địa phương đã phê duyệt.
Học viện Khổng Tử Lyon tại Pháp cũng đã ngừng hoạt động từ năm 2013.
Hồng Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Học viện Khổng Tử Khổng Tử tuyên truyền