IEA: Thỏa thuận Paris có hiệu lực một năm, lượng phát thải C02 toàn cầu vẫn tăng kỷ lục

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Năm (22/3) đã phát hành báo cáo cho biết năm 2017, lượng khí thải C02 toàn cầu tăng 1,4%, chạm mốc kỷ lục 32,5 gigaton.

Vào ngày 1/6/2017, Tổng thống Trump tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. 

Theo IEA, điều đáng lưu ý là lượng phát thải C02 đã tăng trở lại sau ba năm liên tiếp chững lại. Thỏa thuận Khí hậu Paris được ký bởi gần 200 quốc gia vào năm 2015 và có hiệu lực ngay một năm sau đó. Vậy mà, ngay sau khi thỏa thuận này có hiệu lực một năm, lượng khí thải lại bắt đầu tăng trở lại.

Báo cáo của IEA là đồng điệu với những phát hiện được Dự án Carbon Toàn cầu (Global Carbon Project – GCP) công bố vào cuối năm ngoái, dự đoán lượng khí thải có thể tăng 2%. GCP nhận định lượng khí thải sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018.

Theo nhận định của IEA, sở dĩ lượng khí thải C02 tăng trong năm 2017 là do nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 2,1%. Trong khi, 70% nhu cầu năng lượng toàn cầu được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí ga tự nhiên và điện đốt than. IEA nhấn mạnh rằng 6% nhu cầu điện tăng vọt của Trung Quốc được cung cấp bởi điện than.

Đặc biệt, báo cáo của IEA chỉ ra rằng Hoa Kỳ, nước đã không còn là thành viên của Thỏa thuận Paris, tiếp tục giảm phát thải khí C02, nguyên nhân “chủ yếu do việc [Washington] tăng cường triển khai các nguồn năng lượng tái tạo”. Ngoài Mỹ, trong năm 2017, lượng khí thải của Anh Quốc cũng giảm, nhưng lượng khí thải của toàn khối Liên minh Châu Âu lại tăng. Việc không kiểm soát được lượng phát thải khí C02 rõ ràng đã gây lúng túng cho các nhà lãnh đạo Châu Âu – những người vào giữa năm ngoái từng lên án mạnh mẽ Tổng thống Donald Trump vì đã quyết định rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris.

Các chuyên gia của IEA nhận định rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến lượng khí thải tăng là do kinh tế toàn cầu năm 2017 tăng trưởng 3,7%. Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với khí thải tăng, bởi vì chưa có gì đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế thế giới đã bắt đầu có thể “tách khỏi” phát thải khí nhà kính.

Với 81% năng lượng của thế giới được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch, bất kỳ sự gia tăng hoạt động kinh tế nào cũng kéo theo lượng khí thải, IEA khẳng định. 

Cùng với báo cáo về hiện trạng phát thải, IEA đã ban bố cảnh báo nghiêm trọng về việc khí thải tăng vọt chỉ sau một năm Thỏa thuận Paris có hiệu lực. IEA cảnh báo: “Tăng trưởng lượng phát thải C02 trong năm 2017 là một cảnh báo mạnh mẽ cho những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu và chứng tỏ rằng những nỗ lực hiện nay không đủ để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris”.

Nhật Hạ (Theo DailyCaller)

Xem thêm:

Nhật Hạ

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Nhật Hạ

Recent Posts

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

35 phút ago

Nhiều địa phương thông báo thiếu phôi giấy phép lái xe

Nhiều địa phương đang rơi vào tình trạng hết phôi ấn chỉ, hết nguyên liệu…

47 phút ago

Gây án oan, Trưởng phòng Viện KSND tỉnh và Viện trưởng Viện KSND huyện bị kỷ luật

Một trưởng phòng thuộc Viện KSND tỉnh Đắk Nông và một viện trưởng Viện KSND…

58 phút ago

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’ giai đoạn 2: 3 cựu PGĐ sở và 14 bị can bị truy tố

Ở giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu", cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại…

58 phút ago

[VIDEO] Ba làn sóng t.ự t.ử là minh chứng cho sự máu lạnh của ĐCSTQ

Kể từ khi ĐCSTQ thành lập “Trung Quốc mới”, kiểu tự sát với tần suất…

1 giờ ago

Cuộc phiêu lưu bằng xe Ferrari ‘xé gió’ của cụ bà 94 tuổi

Ngay từ những ngày còn trẻ, cụ bà Donna Maddox đã đam mê tốc độ.…

2 giờ ago