IFRC: Dịch bệnh COVID-19 ở Indonesia đang đến gần bờ vực thảm họa

Hôm 29/6 vừa qua, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã cảnh báo về “thảm họa” COVID-19 sau khi số ca nhiễm bệnh tăng vọt ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới. Giá ôxy ở Jakarta, thủ đô Indonesia, đã tăng hơn gấp đôi và một số nhà cung cấp đã báo cáo tình trạng thiếu hụt nguồn ôxy.

(Ảnh minh họa: Par Debora Himawan/Shutterstock)

Indonesia đã công bố số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày ở mức kỷ lục, với hơn 20.000 ca mắc mỗi ngày trong thời gian gần đây. Đây được xem là một làn sóng dịch bệnh mới được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các biến thể virus có khả năng lây truyền cao.

Khi các bệnh viện ở thủ đô Jakarta rơi vào tình trạng quá tải, một số người đã tìm cách đảm bảo nguồn ôxy cho những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh tại nhà. Các nhà cung cấp cho biết giá một bình ôxy đã tăng lên 140 USD so với mức 50 USD như mọi khi.

Taufik Hidayat, 51 tuổi, tại một nhà cung cấp, cho biết: “Tôi đang xếp hàng ở đây để tiếp ôxy cho vợ và con trai tôi, hiện đang dương tính với COVID-19. Tôi đã đi tìm quanh một vòng và tất cả đều đã bán hết”.

Người bán tại các khu vực khác ở Jakarta nói với Reuters rằng kho dự trữ của họ cũng đã cạn kiệt.

Theo Sulung Mulia Putra, quan chức tại cơ quan y tế Jakarta, tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện chỉ là tạm thời và các vấn đề về phân phối ôxy đang được giải quyết.

Ông cho hay rằng các nhà phân phối không có đủ phương tiện vận chuyển nên các bệnh viện sẽ được cảnh sát và Hội Chữ thập đỏ giúp vận chuyển ôxy.

Các bệnh viện ở một số “vùng đỏ” được chỉ định đã báo cáo tình trạng quá tải, bao gồm cả Jakarta, với 93% giường bệnh đã được lấp đầy tính đến hôm 27/6.

Siti Nadia Tarmizi, quan chức cấp cao của Bộ Y tế cho biết các bệnh viện đã kín chỗ vì số ca bệnh tăng nhanh do biến thể Delta, đồng thời chỉ ra rằng việc tuân thủ quy trình y tế đang bị nới lỏng.

Trước sự gia tăng các ca bệnh, Bộ trưởng Y tế Indonesia đang thúc đẩy các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, theo các nguồn tin nói với Reuters.

Sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới (khoảng 270 triệu dân) với quy mô như trong những tháng gần đây ở Ấn Độ, nơi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên.

Jan Gelfand, trưởng phái đoàn IFRC tại Indonesia, cho biết: “Mỗi ngày chúng ta đều thấy biến thể Delta này đang đẩy Indonesia đến gần bờ vực của thảm họa COVID-19”.

Nhật Bản sẽ cung cấp 2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca vào tháng 7, theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết hôm 29/6.

Indonesia đang thúc đẩy việc tiêm chủng hàng loạt nhằm ngăn chặn virus corona, nhưng chỉ có 13,3 triệu trong số 181,5 triệu người dự kiến tiêm chủng (vào tháng 1/2022) đã tiêm 2 liều theo yêu cầu. Cho đến nay, Indonesia đã nhận được tổng cộng 104 triệu liều vắc-xin COVID-19.

Indonesia đã báo cáo thêm 20.467 trường hợp nhiễm bệnh và 463 trường hợp tử vong vào hôm 29/6, qua đó nâng tổng số ca mắc COVID-19 và tử vong lên lần lượt là 2.156.465 và 58.024.

Theo Reuters,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago