Intel đối mặt với phản ứng dữ dội của Trung Quốc sau tuyên bố về Tân Cương

Nhà sản xuất chip Hoa Kỳ Intel (INTC.O) đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Trung Quốc sau khi yêu cầu các nhà cấp hàng của họ không cung cấp sản phẩm hoặc lao động từ khu vực Tân Cương.

(Ảnh minh họa: Tada Images / Shutterstock)

Intel cho hay, họ “được yêu cầu đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ không sử dụng bất kỳ nguồn lao động, nguồn hàng hóa hoặc dịch vụ nào từ khu vực Tân Cương” sau khi “nhiều chính phủ” áp đặt các lệnh hạn chế.

Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn với cộng đồng người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương, trong đó bao gồm cả lao động cưỡng bức. Bắc Kinh liên tiếp phủ nhận những cáo buộc này.

Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của Intel là “phi lý”, và rằng 26% tổng doanh thu của công ty này trong năm 2020 đến từ Trung Quốc, vậy mà Intel lại đang “ăn cháo đá bát”.

Tờ báo này nhấn mạnh trong một bài xã luận: “Điều chúng ta cần làm là khiến những công ty xúc phạm Trung Quốc phải trả giá đắt, khiến thiệt hại của họ lớn hơn lợi nhuận.”

Cư dân mạng cũng bày tỏ sự tức giận trước bức thư của Intel.

Trên mạng xã hội Weibo, ca sĩ Karry Wang bày tỏ, anh không còn là đại sứ thương hiệu của Intel, và khẳng định “lợi ích quốc gia vượt trên hết thảy”.

Nhiều người dùng Weibo cũng kêu gọi người dân Trung Quốc tẩy chay Intel. Một cư dân mạng có biệt danh “Old Catalan” hô hào: “Phải chống lại họ, đừng mua!”

Trên thực tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chịu áp lực lớn khi tuân thủ các lệnh trừng phạt thương mại mà Mỹ và một số chính phủ quy định liên quan vấn đề nhân quyền Tân Cương, trong khi vẫn phải tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của họ.

Thời báo Hoàn cầu còn cho rằng, các công ty đa quốc gia “cần phải có khả năng chịu đựng, xử lý đúng đắn và cân bằng áp lực từ các bên”.

Hiện phía Intel chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về vấn đề này.

Trước đó, ngày 16/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật lần đầu cấm nhập khẩu toàn bộ hàng hóa từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc do lo ngại về cưỡng bức lao động.

“Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ” này tạo ra một “giả định đáng tin” rằng tất cả hàng hóa từ Tân Cương đều do lao động cưỡng bức làm ra và vì thế bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Những sản phẩm từ khu vực này chỉ được phép xuất sang Mỹ nếu chính phủ Mỹ xác định có “bằng chứng rõ ràng và thuyết phục” rằng các sản phẩm đó không phải do lao động cưỡng bức làm.

Chính phủ Mỹ hiện đã cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm bông và cà chua từ Tân Cương do lo ngại chúng do lao động cưỡng bức làm ra. Chính phủ Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu sản phẩm của nhiều nhà máy vật liệu dùng trong sản xuất tấm pin mặt trời tại Tân Cương sau khi nổi lên các báo cáo cho thấy một số công ty tại khu vực này đang sử dụng lao động cưỡng bức. Tân Cương là nơi cung cấp phần lớn vật liệt cho ngành sản xuất tấm pin mặt trời toàn cầu.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

3 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

3 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

3 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

4 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

4 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

7 giờ ago