Thế Giới

Đặc phái viên của Trump về Ukraine chỉ trích hành động ám sát tướng Kirillov

Kiev đã vi phạm “quy tắc chiến tranh” khi ám sát tướng Igor Kirillov của Nga tại Moskva, theo nhận định của Keith Kellogg, người được Tổng thống Đắc cử Donald Trump chỉ định làm đặc phái viên giải vấn đề chiến tranh Ukraine. Tại sao tướng Kirillov bị ám sát? Tại sao ông bị chọn làm đối tượng bị ám sát vào thời điểm này? Hiện nay còn rất nhiều điểm đáng ngờ. Nhìn lại lịch sử, năm 2022, khi chiến tranh mới bùng phát, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng hứa không ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo lời kể của Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett.

Tại dinh thự Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida, vào ngày 20 tháng 2 năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay ông Keith Kellogg (phải) sau khi công bố ông này là chánh văn phòng cho cố vấn an ninh quốc gia Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ H.R. McMaster. (Nguồn ảnh: NICHOLAS KAMM/AFP via Getty Images)

Kellogg nói Kiev hành xử không đúng quy tắc chiến tranh

Khi được phóng viên hỏi trong cuộc phỏng vấn của Fox hôm Thứ Tư về sự kiện Kiev ám sát thiếu tướng Igor Kirillov của Nga, rằng nó có ảnh hưởng cản trở việc đàm phán hòa bình cho chiến tranh Ukraine hay không, thì thiếu tướng về hưu Keith Kellogg trả lời:

“Tôi không cho rằng nó sẽ thật sự gây cản trở, nhưng mà, tôi muốn nói thế này nhé.

Có tồn tại những quy tắc chiến tranh (rules of warfare) và có những điều mà các vị đừng có mà đi làm. [Ví dụ] các vị sẽ là không giết những binh lính đã bị thương trên chiến trường, các vị cũng không đi giết những người không phải lực lượng chiến đấu.

Nếu đi giết sỹ quan cầm cờ, tổng chỉ huy —như đô đốc hay tướng lãnh— ở quê nơi họ ở (hometown), thế thì là việc mở rộng [ngoài quy tắc] rồi, và tôi không cho rằng đó là việc làm khôn ngoan. Nó không tuân thủ những quy tắc chiến tranh.

Nếu đó là một chỉ huy đang ở chiến trường, thế thì đó là mục tiêu quân sự hợp lý. Còn trong trường hợp này thì là quá đáng rồi. Thuê người đi làm việc này. Đó là việc không nên làm. Nó không có gì là tốt, theo quan điểm của tôi.”

Ông Kellogg nói rằng những quy tắc của chiến tranh là như vậy, và sự tồn tại của chúng là hợp lý và cần thiết, bởi vì nếu không thì “các binh lính sẽ không muốn đi chiến đấu nữa.”

  • Tổng thống Nga Putin: Phương Tây ép Nga phải vượt qua “lằn ranh đỏ” — Theo ông Putin, Mỹ và các đồng minh vệ tinh đang “bơm vũ khí và tiền bạc vào một chế độ cầm quyền trên thực tế là phi pháp tại Kiev, [cũng như] gửi lính đánh thuê và cố vấn quân sự, từ đó thúc đẩy xung đột leo thang hơn nữa”“họ [Washington] đẩy chúng tôi đến lằn ranh đỏ… chúng tôi bắt đầu đáp trả, và rồi họ hù dọa dân chúng của họ. Họ chỉ đơn giản là hù dọa dân chúng của họ rằng chúng tôi sẽ tấn công ai đó, viện cớ về một mối đe dọa không có thực từ Nga”.

Naftali Bennett: Putin từng hứa không giết Zelensky

Theo một phỏng vấn công bố năm ngoái, Naftali Bennett, đã kể lại rằng vào thời điểm Nga khởi động cái mà họ gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” tại Ukraine, thì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi điện cho ông Bennett (lúc đó ông Bennett đang là Thủ tướng Israel) để yêu cầu Bennett làm trung gian hòa giải.

Mặc dù ông Bennett không thành công trong việc đứng ra làm trung gian hòa giải, nhưng mà, theo ông kể, ông đã nhận được lời hứa từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng sẽ không tiến hành hoạt động ám sát nhắm vào cá nhân Zelensky. Ông Bennett kể lại trong cuộc phỏng vấn:

“Zelensky đã khởi xướng việc liên lạc với Putin. Zelensky đã gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi liên lạc với Putin… Ông ta đang đau khổ. Hãy nhớ rằng, ông ta cho rằng những ngày còn lại của ông ta đang được đếm, rằng ông ta sẽ bị giết…

Tôi biết rằng Zelensky đang trong tình trạng nguy hiểm, ông ta trốn trong một hầm bunker bí mật.

Tôi hỏi [Putin]: ‘Ông có định giết Zelensky không?’

Ông ấy trả lời: ‘Tôi không định giết Zelensky.’

Thế là tôi bèn nói: ‘Vậy tôi hiểu rằng ông đã hứa rằng ông sẽ không giết Zelensky!’

[Putin xác nhận điều đó:] ‘Tôi sẽ không giết Zelensky.’

Sau đó tôi gọi cho Zelensky và nói: ‘Tôi vừa nói chuyện [với Putin] xong. Ông ta sẽ không giết ông đâu.’

Ông [Zelensky] bèn hỏi: ‘Có thật vậy không?’

‘100% là ông ta sẽ không.’

Hai giờ đồng hồ sau đó ông Zelensky ra khỏi hầm trú ẩn và dùng điện thoại để tự quay phim về mình, tuyên bố ‘Tôi không sợ…’

Tại sao Igor Kirillov là mục tiêu của vụ ám sát vào thời điểm này

Vẫn còn nhiều điểm chưa minh bạch.

Trong khi phía Kiev đơn phương cáo buộc Igor Kirillov là “tội phạm chiến tranh” để biện minh cho hành động ám sát của mình, thì phóng viên của Al Jazeera chỉ ra rằng có vấn đề trong cáo buộc như vậy. Ngoài ra, cư dân mạng chỉ ra rằng thời điểm ám sát là được lựa chọn khi chính quyền Trump sắp lên ngôi, và có khả năng điều tra cái điều mà ông Kirillov từng cáo buộc chính quyền cánh tả Mỹ và Ukraine triển khai các hoạt động sinh hóa bất minh.

Hôm Thứ Hai, tức là chỉ đúng 1 ngày trước khi vụ ám sát diễn ra, Cơ quan tình báo SBU của Ukraine đăng một thông điệp trên mạng xã hội, với cách miêu tả như một bản “tuyên bố” tội danh khi “vắng mặt” bị cáo, và nội dung là căn cứ theo “Văn phòng Tổng công tố Ukraine.”

Theo cái gọi là tuyên bố vắng mặt này, Kiev cáo buộc Kirillov đã ra lệnh dùng vũ khí hóa học, gây ra 4.800 trường hợp được ghi nhận là đã bị ảnh hưởng, mà trong đó, 2.000 trường hợp phải nhập viện với mức độ ngộ độc khác nhau.

Tuy nhiên theo phóng viên tại Kiev của Al Jazeera thì cái gọi là chất độc đó là thứ mà cảnh sát hiện nay vẫn thường dùng như một loại khói để xử lý đám đông. Theo phóng viên, nó cũng được dùng trong quân đội để làm vô hiệu hóa hoạt động của quân địch. Nó không gây sát thương, chỉ làm mất khả năng phản kháng:

Từ lâu trên mạng xã hội vẫn lưu truyền thông tin rằng chính quyền cánh tả Mỹ, tối thiểu là từ thời Obamas (ông Biden làm phó tổng thống lúc bấy giờ) đã đứng sau triển khai các phòng thí nghiệm sinh học một cách bất minh ở Ukraine.

Đặc biệt, Tulsi Gabbard, cựu quân nhân Mỹ, cựu dân biểu Hawaii, nay được ông Trump bổ nhiệm vào nội các của mình, đã lên án về vấn đề này, cáo buộc chính quyền cánh tả đứng sau hậu thuẫn 25 đến 30 phòng thí nghiệm sinh học tại Ukraine, triển khai nghiên cứu những thứ mầm bệnh nguy hiểm cho đại chúng (pathogen).

Trong khi đó, thiếu tướng Igor Kirillov là một trong những người đứng ra tố cáo phòng thí nghiệm đó tại Ukraine.

Nếu tương lai diễn ra theo một phương án rất có khả năng xảy ra: Donald Trump tái nhập Tòa Bạch Ốc, Ukraine đạt được hòa bình hoặc đình chiến, vấn đề điều tra phòng thí nghiệm bất minh được triển khai, thế thì, ông Kirillov của Nga sẽ đóng vai trò quan trọng trong đó, như một nguồn tin cho điều tra của chính quyền Trump. Lưu ý rằng, 20% lãnh thổ trước đây của Ukraine, nay đang nằm trong tay người Nga.

Dưới đây là video do chính bà Gabbard đăng tháng 3/2022 về vụ việc phòng thí nghiệm:

Theo một báo cáo vào tháng 6/2022 của Bộ Quốc phòng Mỹ, thì Mỹ hỗ trợ cho 46 phòng thí nghiệm sinh học tại Ukraine. Báo cáo cũng nói đến khả năng các phòng thí nghiệm này nghiên cứu mầm bệnh nguy hiểm (pathogen). Đây là báo cáo chính phủ Mỹ, tương hợp với cáo buộc của bà Gabbard trước đó.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Châu Âu thảo luận về lực lượng đảm bảo an ninh tại Ukraine hậu chiến tranh

Các quan chức và nhà ngoại giao châu Âu cho biết các nước châu Âu…

43 phút ago

Khi máy bay bị nổ lốp, phi công nên xử lý như thế nào?

Phi công của các hãng hàng không phải đối mặt với nhiều tình huống bất…

1 giờ ago

Một nhà hàng phải thả 4 cá thể rùa biển quý hiếm về tự nhiên

Một nhà hàng ở huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) bị phát hiện đang…

1 giờ ago

CHDC Congo công bố nguyên nhân gây ra căn bệnh bí ẩn

Bộ Y tế CHDC Congo thông báo, một căn bệnh chưa từng được xác định…

1 giờ ago

Thống đốc Gavin Newsom ban bố tình trạng khẩn cấp ở California vì cúm gia cầm

Hôm thứ Tư (18/12), Thống đốc Đảng Dân chủ Gavin Newsom của tiểu bang California,…

2 giờ ago

Nhóm người bị bắt trong đường dây lừa đảo, rửa tiền hàng ngàn tỷ đồng

7 bị can trong nhóm tội phạm lừa đảo chuyên nghiệp để chiếm đoạt tài…

2 giờ ago