Gần đây, cùng với việc ông Trump công bố dần danh sách nội các, lập trường của không ít đồng minh và giới truyền thông phương Tây đối với ông đã có dấu hiệu mềm mỏng hơn. Điểm chung của họ là ở chỗ hy vọng chính quyền mới sẽ tấn công mạnh mẽ Trung Quốc, điều họ tán dương là những người đó tập trung đối phó với Bắc Kinh và ông Tập Cận Bình, và họ sẵn sàng theo sau Mỹ.
Nhưng tình hình mà chính quyền Trump phải đối mặt phức tạp hơn nhiều so với những gì các đồng minh và bình luận viên truyền thông tưởng tượng, và thái độ của ông đối với các đồng minh cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, các thành viên phụ trách chính sách Trung Quốc trong nội các này, từ Ngoại trưởng Rubio đến Đại sứ Pardo trú ở Trung Quốc, đều là những người cứng rắn đối với Trung Quốc, điểm này đồng minh không nhìn nhầm.
Gần đây, ở Trung Quốc lưu hành bản dịch bài báo có tựa đề “Thượng nghị sĩ Mỹ Rubio: Trung Quốc thay đổi chủ nghĩa tư bản, Mỹ phải hướng nội và tự thay đổi” (China Has Changed Capitalism, and America Must Turn Inward to Change Itself —A Discussion on U.S.-China Relations with Incoming U.S. Secretary of State Marco Rubio).
Bởi vì bài viết không ghi rõ ngày tháng, người đọc thường nghĩ đó là bài phát biểu của Rubio tại Ủy ban Hạ viện sau khi được đề cử làm Ngoại trưởng. Trên thực tế, đây là nét chung trong của các bài phát biểu của ông, và tại Ủy ban vấn đề Trung Quốc của Hạ viện hôm 2/3/2023 Rubio đã có bài phát biểu đặc biệt “Không phải chủ nghĩa tư bản thay đổi Trung Quốc, mà là Trung Quốc thay đổi chủ nghĩa tư bản”. Bài phát biểu này đã trình bày một cách hệ thống suy nghĩ của ông về cạnh tranh Mỹ – Trung. Điểm quan trọng nhất của bài này là lần đầu tiên giới chính trị Mỹ công khai chỉ ra, không phải Trung Quốc gây ra tình trạng khó khăn hiện nay của Mỹ, mà là chính sách đối với Trung Quốc của các tổng thống Mỹ kể từ thời Clinton đã làm điều này: “Chúng ta phải nhớ rằng vấn đề cốt lõi ở đây không phải là bản thân Trung Quốc. Đó là sự đồng thuận lưỡng đảng đã ăn sâu vào nền kinh tế và chính trị của chúng ta trong nhiều thập kỷ – quan điểm đồng thuận này sai lầm khi cho rằng toàn cầu hóa kinh tế sẽ mang lại sự giàu có, tự do và hòa bình”.
Quan điểm có thể khái quát như sau: Trong 50 năm từ sau Thế chiến II, các nước phương Tây thực tế không theo thị trường toàn cầu hóa, thị trường nền kinh tế lúc đó chủ yếu bao gồm các đồng minh dân chủ, các nước có giá trị chung và các ưu tiên tương lai chung, một số ngành công nghiệp của Mỹ chuyển đến một nước châu Âu hoặc Nhật Bản, sau đó thách thức Mỹ trong một số lĩnh vực, nhưng ít nhất hưởng lợi từ kết quả đó không phải Liên Xô hoặc một số đối thủ cạnh tranh địa chính trị, mà là một nước dân chủ khác, là một trong những đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nhà lãnh đạo của chúng ta trở nên tự kiêu, nghĩ rằng lịch sử đã kết thúc. Lý thuyết toàn cầu hóa cho rằng dân chủ và tự do kinh tế sẽ mang lại tự do chính trị. Nếu một nước thấm nhuần chủ nghĩa tư bản, nước đó sẽ không chỉ trở nên giàu có, mà còn trở thành nước dân chủ như Mỹ hoặc một trong những đồng minh dân chủ của Mỹ. Để thực hiện canh bạc chưa từng có này, họ đã thúc đẩy các hiệp định, hiệp ước và quy tắc thương mại khác nhau trên phạm vi quốc tế. Họ đã mời tham gia từ tất cả các loại nước phi dân chủ, không chia sẻ giá trị của Mỹ và không có mục tiêu dài hạn nào cho thế giới như Mỹ. Trên thực tế, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc không phù hợp với Mỹ. Trong số tất cả các thỏa thuận đã đạt được, không có thỏa thuận nào gây hậu quả nghiêm trọng như quyết định cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) được đưa ra vào năm đầu tiên của thế kỷ này.
Bài phát biểu này đúc kết hiểu biết của ông Rubio về quan hệ Mỹ – Trung, đặc biệt là chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, có giá trị nhất là nhìn vấn đề từ chính Mỹ, nhận ra rằng vấn đề lớn hơn từ Trung Quốc nằm ở bên trong nước Mỹ. Các chuyện ồn ào khác, chẳng hạn như mất việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ, Trung Quốc lợi dụng trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ để phát triển…, là những vấn đề được cảnh báo ở Mỹ trong nhiều năm, kể từ năm 2017 khi ông Trump lên nắm quyền đã thành điểm tẩy chay chính trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Đối với vị trí quan trọng giao dịch trực tiếp với Trung Quốc, ngoài ngoại trưởng thì là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Ngày 5/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố cựu Thượng nghị sĩ David Perdue (bang Georgia) là Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ca ngợi kinh nghiệm kinh doanh của ông đã khiến ông trở thành ứng cử viên phù hợp. Perdue 74 tuổi, là giám đốc điều hành doanh nghiệp và nhân vật chính trị, ông từng là Thượng nghị sĩ bang Georgia từ năm 2015 – 2021. Trong nhiệm kỳ nghị sĩ khi đó, ông đã tập trung xây dựng sức mạnh quân sự của Mỹ trước vấn đề mở rộng quân sự của Bắc Kinh và quy mô tàu ngầm của Mỹ có đủ để sánh ngang với đối thủ hay không, giới quan sát định vị ông là “người bạn của Đài Loan nhằm chống Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hoan nghênh đề cử này, ca ngợi quan điểm thân thiện của ông Perdue với Đài Loan: Là thành viên của Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, từ lâu ông đã quan tâm đến vấn đề hợp tác an ninh Đài Loan – Mỹ, và liệt kê các hành vi thân thiện khác nhau của ông với Đài Loan, chẳng hạn như bỏ phiếu ủng hộ thông qua dự luật khi Ủy ban Quân sự Thượng viện xem xét “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019” (NDAA); vào tháng 6/2018 ông đã đến thăm Đài Loan lần đầu tiên với tư cách là thượng nghị sĩ liên bang; ông Perdue kiên định ủng hộ Đài Loan tham gia trong các tổ chức quốc tế…
Truyền thông Mỹ quan tâm đến kinh nghiệm trước khi Perdue tham gia chính trị, nghĩa là trước khi ông trở thành thượng nghị sĩ bang Georgia từ năm 2015 – 2021. Khi Trump công bố đề cử Perdue làm đại sứ, ông đã đề cập rằng phần lớn sự nghiệp của ông Perdue làm việc ở châu Á và Trung Quốc. Điều này đã trở thành lý do cho sự phản đối mạnh mẽ của phe Dân chủ. Người phụ trách Alex Floyd về phản ứng nhanh của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, đã đưa ra tuyên bố sau:
“Trump đang thưởng cho một người trung thành cực đoan khác với MAGA – người đã làm giàu bằng cách bán đứng người dân Mỹ. Không bao giờ được tin rằng David Perdue sẽ đứng lên vì người lao động Mỹ – ông ta chỉ để thúc đẩy chương trình nghị sự cực đoan năm 2025 của Trump, điều này sẽ chuyển việc làm ra nước ngoài và gây tổn hại cho các gia đình trung lưu”.
Tuyên bố cũng liệt kê nhiều chỉ trích của giới truyền thông đối với ông Perdue, đứng đầu là một bài trên tờ Washington Post hôm 30/12/2020 có tựa đề “Perdue làm giàu bằng cách thuê [lao động] ngoài làm việc từ châu Á, nhưng bây giờ đứng về phía Trump cùng tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Nguyên nhân của những bài như vậy là sau cuộc bầu cử năm 2020 thì nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng hòa (như Phó Tổng thống Pence…) đã rời bỏ ông Trump, nhưng ông Perdue kiên quyết ủng hộ Trump, ủng hộ cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Một bồi thẩm đoàn đặc biệt đã đề nghị truy tố ông Perdue vì lý do này, nhưng cuối cùng công tố viên khu vực đã từ chối truy tố. Tờ Washington Post rất không hài lòng với điều này, viết một bài báo “tiết lộ” kinh nghiệm trước đây của ông Perdue với tư cách là phó chủ tịch của Reebok Asia và CEO một số công ty khác, trong quá khứ đã ủng hộ mạnh mẽ việc chuyển cơ hội việc làm từ Mỹ sang châu Á để tiết kiệm chi phí sản xuất, tin rằng có “vấn đề không phù hợp” giữa trải nghiệm dựa vào thuê ngoài của ông Perdue và lập trường chính trị yêu cầu lấy lại ngành sản xuất từ Trung Quốc của ông Trump.
Vậy tại sao Trump lại bổ nhiệm Perdue làm đại sứ tại Trung Quốc? Ông giải thích, “Ông ấy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của tôi để duy trì hòa bình khu vực và xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả với các nhà lãnh đạo Trung Quốc… Perdue luôn là một người ủng hộ và là bạn bè trung thành, và tôi mong muốn được làm việc với ông ấy khi ông ấy đảm nhận vị trí mới”… Nói cách khác, ông Trump đang tập trung vào kinh nghiệm và sự linh hoạt của ông Perdue ở Trung Quốc, cũng như việc ông ấy có nguyên tắc chính trị.
Các doanh nhân ở nhiều nơi hiện đang mong muốn ông Trump sớm công bố mức thuế cụ thể đối với một số nước, để từ đó quyết định sắp xếp lại nguồn vốn. Bản thân ý tưởng này là hiểu lầm về cuộc chiến thuế quan, cho rằng thuế quan là mục tiêu chiến lược của thời kỳ Trump 2.0 mà không phải là phương tiện cho chiến lược khác. Họ rõ ràng đã bỏ qua lý thuyết hệ thống của Scott Bessen về chính sách thuế quan của Mỹ (Fox, ngày 15/11/2024), trong đó Bessen tuyên bố rằng cuộc chiến thuế quan trong tương lai sẽ là công cụ chính của ông Trump nhằm kiểm soát và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các nước trên thế giới, lý do như sau:
Thuế quan có 3 chức năng chính, vừa là công cụ tăng doanh thu, vừa là cách để bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng chiến lược của Mỹ, vừa là công cụ hữu ích để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại. Cho dù đó là để các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng, mở cửa thị trường nước ngoài cho xuất khẩu của Mỹ, đảm bảo hợp tác trong việc chấm dứt nhập cư bất hợp pháp và ngăn chặn buôn bán fentanyl, và ngăn chặn sự xâm lược quân sự – thuế quan có thể đóng vai trò trung tâm trong những vấn đề đó.
Đoạn văn đó cho thấy rõ, với tư cách là người giám sát và thực thi quan trọng về kinh tế và tài chính của Mỹ trong tương lai, quan niệm của Bessen là: Thuế quan phục vụ chính sách đối ngoại của tổng thống, do quan hệ kinh tế và thương mại của Mỹ và các nước có thể đơn phương thương lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn đánh thuế quan giữa Trung Quốc và một số đồng minh lớn của Mỹ được xác định như thế nào, tất cả phụ thuộc vào quan hệ giữa Mỹ và nước này và tình hình quốc tế vào thời điểm đó, nên sẽ không thể có tiêu chuẩn cố định công bố trước.
Trung Quốc hiểu biết về hai nhân vật này. Ngay từ khi Rubio trở thành chủ tịch Ủy ban vấn đề Trung Quốc của Hạ viện, phía Trung Quốc đã chú ý đến ông. Thời báo Hoàn cầu từng đăng một bài báo vào ngày 28/2/2018, tiêu đề là “Người này có thể hôm nay bạn không biết, nhưng trong tương lai ông ta có thể rất nguy hiểm đối với Trung Quốc”. Bài báo này liệt kê sự ủng hộ của ông Rubio đối với Đài Loan, chẳng hạn như tích cực thúc đẩy “Luật du lịch Đài Loan” dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến thăm cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan; cấm các cơ quan nhà nước và chính phủ mua thiết bị của ZTE và Huawei Trung Quốc với lý do “cơ quan mật vụ Trung Quốc có thể nghe lén”; ủng hộ độc lập Tây Tạng; đệ trình dự thảo về việc Trung Quốc phân định khu vực nhận dạng phòng không vùng biển phía đông Trung Quốc (Hoa Đông); lên án Trung Quốc và yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ Philippines trước đe dọa từ Trung Quốc; đề xuất dự luật bảo vệ nhân quyền và dân chủ cho Hồng Kông… Bài báo cũng đào sâu vào bối cảnh Cuba của Rubio khiến ông ghét chủ nghĩa cộng sản, khẳng định rằng “đây là một nhân vật rất nguy hiểm đối với Trung Quốc trong tương lai, chúng ta cần đặc biệt chú ý”.
Việc phân bổ các thành viên Trung Quốc trong nội các 2.0 của Trump thực sự đã nói rõ với thế giới: Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh chiến lược lâu dài của Mỹ, sức mạnh vận động hành lang cho Trung Quốc trong nước Mỹ sẽ bị hạn chế; đồng thời, Mỹ sẽ áp dụng cách tiếp cận linh hoạt hơn để hòa hợp với Trung Quốc, cạnh tranh là chủ đề chính, hợp tác là nhu cầu và nhu cầu này sẽ được điều chỉnh bất cứ lúc nào theo lợi ích của Mỹ.
Trong quá trình này, răn đe quân sự, răn đe trừng phạt là không thể thiếu. “Vấn đề mơ hồ chiến lược đối với Trung Quốc” trong thời kỳ Tổng thống Biden trên thực tế là mơ hồ về điểm mấu chốt này: “Trung Quốc là bạn hay thù”, so với chính sách Trung Quốc 2.0 của Trump thì về điểm này Trump thể hiện một cách rõ ràng.
Hà Thanh Liên
(Bài viết là quan điểm của cá nhân tác giả, Vision Times đăng dưới sự cho phép của Up Media Đài Loan.)
Các quan chức và nhà ngoại giao châu Âu cho biết các nước châu Âu…
Phi công của các hãng hàng không phải đối mặt với nhiều tình huống bất…
Một nhà hàng ở huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) bị phát hiện đang…
Bộ Y tế CHDC Congo thông báo, một căn bệnh chưa từng được xác định…
Hôm thứ Tư (18/12), Thống đốc Đảng Dân chủ Gavin Newsom của tiểu bang California,…
7 bị can trong nhóm tội phạm lừa đảo chuyên nghiệp để chiếm đoạt tài…