Sau khi Mỹ bắt đầu rút quân, tình hình Afghanistan xảy ra biến đổi to lớn, tổ chức Taliban quét qua toàn quốc và sắp quay trở lại giành được quyền chấp chính. Biến động địa chính trị như thế này gây ra xung kích cho cục diện chính trị toàn cầu trên mọi phương diện. Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể đưa ra quá nhiều phán đoán. Nhưng có một điểm rất rõ ràng đó là Trung Quốc đã đóng vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Afghanistan.
(Bài viết của Vương Đan thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên RFA hôm 16/8.)
Chúng ta có thể khẳng định, sở dĩ Taliban có thể phát động tấn công quân sự toàn diện sớm vượt dự liệu của ngoại giới, đó là có mối liên hệ không thể tách rời với việc ủng hộ bí mật đằng sau của Chính phủ Trung Quốc. Ví dụ rõ ràng nhất chính là Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 28/7 đã có cuộc gặp với nhân vật số 2 của Taliban, người phụ trách Ủy ban chính trị Taliban Abdul Ghani Barada ở Thiên Tân. Trong cuộc hội kiến này, ông Vương Nghị đã gọi Taliban là lực lượng quân sự và chính trị hết sức quan trọng của Afghanistan, đồng thời kỳ vọng phát huy tác dụng quan trọng trong tiến trình hòa bình, hòa giải và tái thiết của Afghanistan. Ông Abdul Ghani Barada cam kết tuyệt đối không cho bất cứ thế lực nào lợi dụng lãnh thổ Afghanistan để làm việc nguy hại tới Trung Quốc.
Cuộc gặp mặt này đối với Taliban mà nói bằng như tiêm một mũi thuốc trợ tim, bởi vì một nước lớn trên thế giới như Trung Quốc lại dụng phương thức công khai như thế này để hội kiến lãnh đạo cấp cao của Taliban, bằng như tuyên bố với ngoại giới rằng Trung Quốc thừa nhận tính hợp pháp chính trị của Taliban. Ngoại giới đều cho rằng đây là thắng lợi ngoại giao của Taliban. Chúng ta chưa nói về nội dung đàm phán khác sau khi hai bên đóng cửa họp kín, chỉ riêng về việc họ biểu đạt thái độ như thế, thì chính là ủng hộ và cổ vũ Taliban. Chúng tôi đặc biệt nhắc nhở ngoại giới chú ý, lần này Vương Nghị hội kiến nhân vật số 2 của Taliban là Abdul Ghani Barada, được biết tương lai rất có thể nhân vật này trở thành tổng thống của chính quyền Taliban. Nếu tin đồn này thành sự thật, vậy thì ý nghĩa của cuộc gặp tại Thiên Tân lần này càng đáng để ngoại giới đắn đo.
Còn nhớ trước khi người đứng đầu quân đội Myanmar phát động đảo chính quân sự đẫm máu, cũng là ông Vương Nghị đặc biệt đến Myanmar hội kiến lãnh đạo cấp cao của quân đội, những lời mà ông ấy nói gần như hoàn toàn tương tự với những lợi nói với Taliban. Ông Vương Nghị đại diện ĐCSTQ biểu đạt thái độ ủng hộ quân đội Myanmar, không lâu sau Myanmar xảy ra đảo chính quân sự và luân chuyển chế độ. Kết nối hai sự việc lại để xét, lẽ nào đây là việc trùng hợp? Nói rằng Trung Quốc không có chút quan hệ nào với sự thay đổi cục diện tại Myanmar và Afghanistan, e là ĐCSTQ sẽ cảm thấy chột dạ?
Đương nhiên, chính trị của nước lớn vốn là ủng hộ kẻ địch của kẻ địch. Trung – Mỹ hiện đang trong trạng thái bán chiến tranh lạnh, Trung Quốc ủng hộ chính quyền chống Mỹ ở Myanmar và Afghanistan, cũng là phù hợp với logic chính trị. Thời đại Taliban, sự ổn định của Afghanistan càng phù hợp với lợi ích lớn nhất của Trung Quốc: Về chính trị là đánh tổ chức khủng bố “Đông Turkesta” (Turkistan Islamic Party) của những người ly khai Tân Cương, về kinh tế cũng có thể thu được lợi ích kinh tế từ tài nguyên khoáng sản của Afghanistan. Lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan, gần như là một cơ hội chiến lược mới của Bắc Kinh.
Nhưng cơ hội như thế này có thực sự đáng tin hay không? Chúng ta biết rằng Afghanistan là hình thái chính trị lấy bộ lạc làm chủ, Taliban liệu có thể kiểm soát tình hình Afghanistan một cách ổn định hay không thì vẫn chưa thể đoán trước được. Hai nghi vấn quan trọng đó là: (1) Phía Trung Quốc thực sự có thể khiến Taliban tuân thủ cam kết của mình? Taliban là tổ chức chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, nếu họ bỏ mặc không ngó ngàng tới người Hồi giáo trên lãnh thổ Trung Quốc bị bức hại thì nội bộ có thể có rủi ro chia rẽ. Họ thực sự chấp nhận tự làm rối loạn nội bộ để có được sự ủng hộ của Trung Quốc? (2) Một khi Taliban kiểm soát được Afghanistan và trở thành môi trường thích hợp cho chủ nghĩa khủng bố mới, Trung Quốc sẽ ứng phó thế nào giữa các nước phương Tây chống khủng bố và Taliban ủng hộ chủ nghĩa khủng bố? Thử nghĩ nếu tái diễn sự kiện ngày 11/9 dẫn đến quân Mỹ tiến vào Afghanistan cách đây 20 năm, thì Trung Quốc có thể thoát khỏi trách nhiệm do ủng hộ chính trị và viện trợ kinh tế cho Taliban hay không?
Nói chung, Afghanistan xưa nay được gọi là “đế quốc nghĩa địa”, bất cứ cường quyền nào trong lịch sử muốn chinh phục mảnh đất này, bao gồm Vương quốc Macedonia, Đế quốc Anh, Liên Xô cũ và Mỹ đều phải trả cái giá nặng nề, Trung Quốc sẽ có ngoại lệ? Chúng ta hãy chờ đợi xem, xem xem ĐCSTQ liệu có phải là tự lấy đá đập chân mình hay không.
Vương Đan, RFA
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của các nhân tác giả)
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…