Lệnh cấm than và sự đe dọa kinh tế của ĐCSTQ không ảnh hưởng đến Úc

Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm không chính thức đối với than của Úc, gần 12 triệu tấn than của Úc bị mắc kẹt tại các cảng Đại Lục đã được hải quan giải phóng vào quý trước. Bộ trưởng Thương mại Úc cho biết lệnh cấm than đã gây tổn hại cho người Trung Quốc và sự đe dọa kinh tế của ĐCSTQ không có tác dụng với Úc.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Theo báo cáo của “Australian Financial Review” (Tạp chí Tài chính Úc), các nguồn tin trong ngành xuất khẩu than của Úc đã xác nhận, một số than của Úc bị mắc kẹt tại các cảng Đại Lục hơn 1 năm qua đã được phép nhập cảnh, nhưng các công ty xuất khẩu than vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng mới, nghĩa là lệnh cấm không chính thức của ĐCSTQ vẫn chưa được dỡ bỏ. “Do khan hiếm than, họ có thể đã cho phép nhiều (than) loại này cập cảng nhưng chưa được thông quan để vào thị trường.”

Theo cơ quan chuyên trách Trung Quốc, hải quan Trung Quốc cho phép giải phóng số lượng than trên của Úc vốn đang nằm chờ tại các kho dự trữ tại cảng của nước này, là để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong lĩnh vực điện và than của Trung Quốc.

Trong quý 4 năm ngoái, lượng than Úc do hải quan Trung Quốc giải phóng tăng lên hàng tháng.

Dữ liệu hải quan của Trung Quốc được trích dẫn trong một báo cáo của công ty nghiên cứu Fengkuang Coal Logistics cho thấy, khoảng 6,2 triệu tấn than cốc và 5,5 triệu tấn than nhiệt từ Úc được thông quan trong quý vừa qua, gồm 778.000 tấn trong tháng 10, 2,67 triệu tấn trong tháng 11 và 2,72 tấn trong tháng 12. Lượng nhập khẩu than luyện cốc của Trung Quốc chiếm 11,3% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái.

Như một biện pháp trả đũa kinh tế, ĐCSTQ đã áp đặt lệnh cấm không chính thức đối với than của Úc từ cuối năm 2020.

Nhưng hội đồng thương mại của Chính phủ liên bang Úc (Austrade) cho biết, chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu nông sản và khai khoáng của Úc rất hiệu quả và đã chống trả thành công việc trả đũa kinh tế của ĐCSTQ.

Bất chấp việc Trung Quốc tẩy chay than Úc, mức xuất khẩu than cốc và than nhiệt của Úc đã tăng hơn gấp đôi, do giá than tăng vọt và nhu cầu mạnh mẽ từ các nước khác.

Dữ liệu của Cục Thống kê Australia (ABC) hôm 30/11 cho thấy xuất khẩu của quốc gia này đã tăng 8% trong quý III/2021, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 2%, đem lại khoản thặng dư cao kỷ lục là 23,9 tỷ AUD (16,8 tỷ USD).

Ông Andrew Tomadini, Trưởng bộ phận thống kê quốc tế của ABS, cho biết, những con số đạt được là nhờ giá xuất khẩu than và các nhiên liệu khoáng sản khác cũng như lượng nông sản xuất khẩu tăng cao.

Ngày 27/1, Bộ trưởng Thương mại Úc, ông Dan Tehan, nói với Australian Financial Review rằng ngày càng có nhiều quốc gia nhỏ sẵn sàng theo bước chân của Úc và đứng lên chống lại ĐCSTQ. “Chúng tôi ngày càng thấy nhiều bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy việc đe dọa kinh tế không có tác dụng.”

Ông cũng cho biết, lệnh cấm than của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp Trung Quốc bị tổn hại.

Vào tuần trước, nhà kinh tế trưởng của Austrade, bà Cherelle Murphy, cũng nói với báo này rằng: “Bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng và xích mích thương mại (Úc-Trung) do bùng phát COVID-19, thương mại của Úc có vẻ khá lành mạnh. Nhìn chung, tranh chấp thương mại không thực sự mang đến những tác động tiêu cực.”

Đồng thời, thị trường Trung Quốc Đại Lục thiếu hụt năng lượng đang cần nhiều than hơn. Cộng đồng doanh nghiệp hy vọng rằng những lệnh cấm mang động cơ chính trị này sẽ dần được nới lỏng.

Bình Minh (t/h)

VIDEO: Chuyên gia Mỹ khuyên Đài Loan nên phá hủy TSMC lập tức nếu Trung Quốc xâm lược

Xem thêm:

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

2 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

2 giờ ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

2 giờ ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

2 giờ ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

3 giờ ago

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại: Gửi tín hiệu gì tới các nước châu Á?

Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…

4 giờ ago